Bí mật trong quá trình xây lăng hoàng hậu đầu tiên triều Nguyễn

Trước khi chôn cất Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, vua Gia Long và các đại thần đã phải họp bàn lên kế hoạch tìm nơi xây mộ để an toàn nhất.

Toàn cảnh lăng Gia Long. Ảnh: Người Lao Động.

Vị trí ngôi mộ của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu được chọn một cách cẩn thận và việc xây dựng được che chắn đảm bảo bí mật nhất.

Khi hoàng hậu qua đời vào ngày 22/2/1814, vua Gia Long đã thảo luận với các đại thần trong triều lên kế hoạch theo nghi thức cũ là chôn cất vợ chồng cùng một nơi. Tướng quân Tống Phúc Lương và Thượng thư Hình bộ Phạm Như Đăng, phụ trách về lăng mộ của vương triều, được chỉ thị đi khảo sát các vùng núi tìm nơi thích hợp để đặt lăng mộ.

Họ nhận được sự giúp đỡ của nhà địa lý Lê Duy Thanh, con trai nhà sử học Lê Quý Đôn, người từng là Tổng đốc ở Huế dưới thời kỳ chiếm đóng của Đàng Ngoài. Bảy lần bốc thăm và câu trả lời chỉ có núi Thọ là vị trí có đủ các điều kiện mong muốn. Núi này tập trung toàn bộ những ảnh hưởng may mắn thoát ra từ nhiều ngọn núi bao quanh nó và nó cung cấp một địa điểm mà tính năng của nó sẽ tồn tại trong mười nghìn năm. Núi non trùng điệp.

Lê Duy Thanh muốn chọn vị trí của ngôi mộ nằm ngoài cái bể hình bán nguyệt mà chúng ta đã thấy trước sân Bái Đình. Hoàng đế đích thân cưỡi voi đến xem xét nơi này, sau khi tất cả các đỉnh núi đã được dọn sạch. Ông không tán thành vị trí mà Lê Duy Thanh đã chọn và quyết định vị trí mà ngôi mộ đang có.

Khi xem lại quẻ thăm, nhà vua nghiêm nghị nói với Lê Duy Thanh rằng: "Nếu xét về long mạch thì chắc chắn vị trí này thích hợp để xây một lăng mộ. Người muốn dành nó để chôn cất cha của ngươi chăng?". Lê Duy Thanh đã quỳ lạy van xin tha mạng nên vua cũng tha tội.

Theo lệnh của Gia Long, người thừa kế tương lai là Minh Mạng sau này, xin gieo quẻ lần cuối, bằng cái mai rùa. Quẻ chỉ ra biểu đồ dữ, mà Nguyễn Hữu Thận, Thượng thư Bộ Lễ cho là "Thật tuyệt vời và thuận lợi". Các đại thần sau đó nhiệm vụ phải báo lên các vị thần bảo hộ, thần đất, thần núi và thần sông trong khu vực, rằng công việc xây lăng sẽ bắt đầu vào gày hôm đó. Vào ngày 22/3 âm lịch tức ngày 11/5/1814, công việc được bắt đầu.

Leopold Cadiere, Charles Patris/ NXB Khoa học xã hội và Mai Ha Books

Nguồn Znews: https://znews.vn/bi-mat-trong-qua-trinh-xay-lang-hoang-hau-dau-tien-trieu-nguyen-post1457060.html