Bí ẩn vụ thái sư 'biến thành hổ' hại vua ở Hồ Dâm Đàm

Khi cùng vua Lý Nhân Tông dạo chơi ở hồ Dâm Đàm, thái sư Lê Văn Thịnh có phép thuật, biến thành hổ dữ hại vua. Lê Văn Thịnh bị phế bỏ chức quan, bắt đi đày, rồi chết một năm sau đó. Các nhà sử học đời sau minh oan cho vị thái sư.

Theo sách "100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam", hồ Dâm Đàm là tên gọi khác của hồ Tây, từng xuất hiện trong lịch sử. Theo nghĩa Hán - Việt, hồ Dâm Đàm có nghĩa “đầm tràn đầy nước”. Tên gọi này không biết xuất hiện chính xác vào thời gian nào nhưng theo cố GS Trần Quốc Vượng, nó có từ thời Lý, thế kỷ XI.

Theo sách "100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam", hồ Dâm Đàm là tên gọi khác của hồ Tây, từng xuất hiện trong lịch sử. Theo nghĩa Hán - Việt, hồ Dâm Đàm có nghĩa “đầm tràn đầy nước”. Tên gọi này không biết xuất hiện chính xác vào thời gian nào nhưng theo cố GS Trần Quốc Vượng, nó có từ thời Lý, thế kỷ XI.

Tài liệu thời Lý đã thấy ghi chép về địa danh này. Ngoài tên gọi hồ Tây hay hồ Dâm Đàm, nó còn có những tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, hồ Lãng Bạc, Tây Hồ, Đoài Hồ.

Tài liệu thời Lý đã thấy ghi chép về địa danh này. Ngoài tên gọi hồ Tây hay hồ Dâm Đàm, nó còn có những tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, hồ Lãng Bạc, Tây Hồ, Đoài Hồ.

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", hồ Dâm Đàm gắn liền vụ án thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ hại vua Lý Nhân Tông vào năm Ất Hợi (1095). Theo một số tài liệu lịch sử, khi cùng vua Lý Nhân Tông dạo chơi ở hồ Dâm Đàm, Lê Văn Thịnh có phép thuật, biến thành hổ dữ hại vua, may nhờ tùy tùng ứng cứu kịp thời. Lê Văn Thịnh bị phế bỏ chức quan, bắt đi đày, rồi chết một năm sau đó. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thực chất vua Lý Nhân Tông bị say nắng, choáng váng, gian thần đã thừa cơ hội để vu họa hãm hại vị thái sư đầu triều.

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", hồ Dâm Đàm gắn liền vụ án thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ hại vua Lý Nhân Tông vào năm Ất Hợi (1095). Theo một số tài liệu lịch sử, khi cùng vua Lý Nhân Tông dạo chơi ở hồ Dâm Đàm, Lê Văn Thịnh có phép thuật, biến thành hổ dữ hại vua, may nhờ tùy tùng ứng cứu kịp thời. Lê Văn Thịnh bị phế bỏ chức quan, bắt đi đày, rồi chết một năm sau đó. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thực chất vua Lý Nhân Tông bị say nắng, choáng váng, gian thần đã thừa cơ hội để vu họa hãm hại vị thái sư đầu triều.

Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", thái sư Lê Văn Thịnh là người đỗ đầu trong kỳ thi nho học đầu tiên của nước Việt. Ông được biết đến là bậc khai khoa (thủ khoa) đầu tiên của nền khoa bảng nước ta thời phong kiến.

Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", thái sư Lê Văn Thịnh là người đỗ đầu trong kỳ thi nho học đầu tiên của nước Việt. Ông được biết đến là bậc khai khoa (thủ khoa) đầu tiên của nền khoa bảng nước ta thời phong kiến.

Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Lê Văn Thịnh (1038-1096) là người làng Đông Cứu, Gia Định, nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1075, triều Lý cho mở khoa thi Minh Kinh bác học và nho học tam trường. Lê Văn Thịnh đỗ đầu, trở thành danh nhân khai khoa trong lịch sử khoa bảng nước nhà.

Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Lê Văn Thịnh (1038-1096) là người làng Đông Cứu, Gia Định, nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1075, triều Lý cho mở khoa thi Minh Kinh bác học và nho học tam trường. Lê Văn Thịnh đỗ đầu, trở thành danh nhân khai khoa trong lịch sử khoa bảng nước nhà.

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học và Nho học Tam trường năm 1076, Lê Văn Thịnh trở thành thầy học của thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông sau này.

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học và Nho học Tam trường năm 1076, Lê Văn Thịnh trở thành thầy học của thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông sau này.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-vu-thai-su-bien-thanh-ho-hai-vua-o-ho-dam-dam-1373846.html