Bất ngờ căn cứ không quân ngầm bí mật của Iran làm đau đầu Mỹ và Israel

Vào đầu tháng 2/2023, những hình ảnh về một căn cứ không quân ngầm lớn của Iran với mật danh Eagle 44 đã được công bố.

Căn cứ không quân ngầm của Iran là nơi cất trữ các máy bay chiến đấu thế hệ 3 F-4D/E Phantom, cơ sở nói trên đã thu hút sự chú ý đặc biệt vì mức độ bảo vệ cực cao.

Căn cứ không quân ngầm của Iran là nơi cất trữ các máy bay chiến đấu thế hệ 3 F-4D/E Phantom, cơ sở nói trên đã thu hút sự chú ý đặc biệt vì mức độ bảo vệ cực cao.

Ấn phẩm Military Watch (MW) của Mỹ cho rằng cơ sở bí mật nói trên sẽ giúp Iran đứng vững trước một cuộc tập kích đường không do phương Tây tiến hành.

Ấn phẩm Military Watch (MW) của Mỹ cho rằng cơ sở bí mật nói trên sẽ giúp Iran đứng vững trước một cuộc tập kích đường không do phương Tây tiến hành.

Căn cứ Eagle 44 được xây dựng trên sườn núi, bên trong là nơi đặt và di chuyển máy bay. Ngoài ra đạn dược, phụ tùng và nhiên liệu cũng được cất giữ ở đó, có cả khu vực để tiến hành bảo dưỡng, nơi ăn ngủ của phi công, trung tâm chỉ huy và điều khiển được bố trí...

Căn cứ Eagle 44 được xây dựng trên sườn núi, bên trong là nơi đặt và di chuyển máy bay. Ngoài ra đạn dược, phụ tùng và nhiên liệu cũng được cất giữ ở đó, có cả khu vực để tiến hành bảo dưỡng, nơi ăn ngủ của phi công, trung tâm chỉ huy và điều khiển được bố trí...

Những chiến đấu cơ và nhân lực nằm trong Eagle 44 được bảo vệ khỏi hầu hết mọi cuộc tấn công của kẻ thù tiềm năng, căn cứ có lối ra được kết nối với một hoặc nhiều đường băng.

Những chiến đấu cơ và nhân lực nằm trong Eagle 44 được bảo vệ khỏi hầu hết mọi cuộc tấn công của kẻ thù tiềm năng, căn cứ có lối ra được kết nối với một hoặc nhiều đường băng.

Việc Iran công khai căn cứ nói trên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Mỹ và Israel liên tục tập trận không quân, mô phỏng tình huống tấn công xóa sổ các nhà máy hạt nhân của họ.

Việc Iran công khai căn cứ nói trên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Mỹ và Israel liên tục tập trận không quân, mô phỏng tình huống tấn công xóa sổ các nhà máy hạt nhân của họ.

Đối thủ của Tehran có rất nhiều phương tiện hủy diệt, bao gồm khả năng phóng tên lửa hành trình từ tàu chiến và tàu ngầm, thậm chí cả tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Đối thủ của Tehran có rất nhiều phương tiện hủy diệt, bao gồm khả năng phóng tên lửa hành trình từ tàu chiến và tàu ngầm, thậm chí cả tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

"Các đường hầm của căn cứ đảm bảo rằng bất kỳ loại vũ khí thông thường nào cũng không thể gây hại, trừ loại bom xuyên phá trọng lượng rất lớn, chẳng hạn như GBU-57 của Không quân Mỹ".

"Các đường hầm của căn cứ đảm bảo rằng bất kỳ loại vũ khí thông thường nào cũng không thể gây hại, trừ loại bom xuyên phá trọng lượng rất lớn, chẳng hạn như GBU-57 của Không quân Mỹ".

"Tuy nhiên bom GBU-57 yêu cầu được 'vận chuyển độc quyền' bởi phi đội nhỏ gồm 20 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2, do vậy khó gây ra đe dọa nghiêm trọng đối với Iran", tờ MW nhấn mạnh.

"Tuy nhiên bom GBU-57 yêu cầu được 'vận chuyển độc quyền' bởi phi đội nhỏ gồm 20 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2, do vậy khó gây ra đe dọa nghiêm trọng đối với Iran", tờ MW nhấn mạnh.

Iran từ lâu đã che giấu và củng cố các cơ sở quân sự và hạt nhân chính của mình dưới lòng đất khi họ thường xuyên đối diện nguy cơ hứng chịu cuộc tập kích bất ngờ từ kẻ thù.

Iran từ lâu đã che giấu và củng cố các cơ sở quân sự và hạt nhân chính của mình dưới lòng đất khi họ thường xuyên đối diện nguy cơ hứng chịu cuộc tập kích bất ngờ từ kẻ thù.

Giống như đồng minh hàng đầu của mình trong khu vực, nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon đã sử dụng một mạng lưới đường hầm và boongke ngầm khổng lồ trong vai trò 'chìa khóa' để đẩy lùi chiến dịch quân sự của Israel vào năm 2006.

Giống như đồng minh hàng đầu của mình trong khu vực, nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon đã sử dụng một mạng lưới đường hầm và boongke ngầm khổng lồ trong vai trò 'chìa khóa' để đẩy lùi chiến dịch quân sự của Israel vào năm 2006.

Theo truyền thông tại Tehran, các cơ sở của Hezbollah được xây dựng bởi những chuyên gia đến từ Triều Tiên, ngoài ra Bình Nhưỡng còn cung cấp dịch vụ tương tự cho đồng minh quan trọng và lâu đời nhất của mình tại Trung Đông là Iran.

Theo truyền thông tại Tehran, các cơ sở của Hezbollah được xây dựng bởi những chuyên gia đến từ Triều Tiên, ngoài ra Bình Nhưỡng còn cung cấp dịch vụ tương tự cho đồng minh quan trọng và lâu đời nhất của mình tại Trung Đông là Iran.

Hơn nữa, Triều Tiên đã tích lũy được rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc sắp xếp bất cứ thứ gì bên trong núi - đây là quốc gia có số lượng đường hầm lớn nhất thế giới và tàu điện ngầm Bình Nhưỡng là nơi sâu nhất hành tinh.

Hơn nữa, Triều Tiên đã tích lũy được rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc sắp xếp bất cứ thứ gì bên trong núi - đây là quốc gia có số lượng đường hầm lớn nhất thế giới và tàu điện ngầm Bình Nhưỡng là nơi sâu nhất hành tinh.

"Triều Tiên là nhà cung cấp thiết bị và bí quyết quân sự hàng đầu cho Iran kể từ đầu thập niên 1980, từ tên lửa đạn đạo được cấp phép đầu tiên của nước này cho đến dữ liệu về các vụ thử hạt nhân".

"Triều Tiên là nhà cung cấp thiết bị và bí quyết quân sự hàng đầu cho Iran kể từ đầu thập niên 1980, từ tên lửa đạn đạo được cấp phép đầu tiên của nước này cho đến dữ liệu về các vụ thử hạt nhân".

"Rất có khả năng chuyên gia Triều Tiên đã đóng vai trò hàng đầu trong việc xây dựng căn cứ Eagle 44, và có thể là các cơ sở tương tự ở những nơi khác trên lãnh thổ Iran".

"Rất có khả năng chuyên gia Triều Tiên đã đóng vai trò hàng đầu trong việc xây dựng căn cứ Eagle 44, và có thể là các cơ sở tương tự ở những nơi khác trên lãnh thổ Iran".

"Tuy nhiên địa hình ít đồi núi của Iran đồng nghĩa với việc có ít địa điểm tối ưu cho việc xây dựng căn cứ dưới lòng đất hơn so với tại Triều Tiên", tờ MW nhận xét.

"Tuy nhiên địa hình ít đồi núi của Iran đồng nghĩa với việc có ít địa điểm tối ưu cho việc xây dựng căn cứ dưới lòng đất hơn so với tại Triều Tiên", tờ MW nhận xét.

Nhưng vai trò của các căn cứ như vậy trong việc bảo vệ Iran đang giảm sút mạnh, do Không quân nước này chỉ được trang bị máy bay lỗi thời. Vì vậy nhiều khả năng Tehran sẽ dựa vào các hệ thống phòng không trên mặt đất chứ không phải tiêm kích.

Nhưng vai trò của các căn cứ như vậy trong việc bảo vệ Iran đang giảm sút mạnh, do Không quân nước này chỉ được trang bị máy bay lỗi thời. Vì vậy nhiều khả năng Tehran sẽ dựa vào các hệ thống phòng không trên mặt đất chứ không phải tiêm kích.

"Liệu Không quân Iran có thể triển khai các máy bay chiến đấu Su-35 mua từ Nga tại các căn cứ không quân dưới lòng đất hay không vẫn chưa được biết".

"Liệu Không quân Iran có thể triển khai các máy bay chiến đấu Su-35 mua từ Nga tại các căn cứ không quân dưới lòng đất hay không vẫn chưa được biết".

"Tuy nhiên tiêm kích J-10C của Trung Quốc chắc chắn sẽ phù hợp, bởi vì chúng nhỏ hơn và dễ dàng bố trí tại những nơi mà F-4D/E Phantom hiện đang có mặt", tờ Military Watch kết luận.

"Tuy nhiên tiêm kích J-10C của Trung Quốc chắc chắn sẽ phù hợp, bởi vì chúng nhỏ hơn và dễ dàng bố trí tại những nơi mà F-4D/E Phantom hiện đang có mặt", tờ Military Watch kết luận.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bat-ngo-can-cu-khong-quan-ngam-bi-mat-cua-iran-lam-dau-dau-my-va-israel-post530880.antd