Bạn gái cũ đến làm loạn đám cưới vì không chấp nhận người yêu lấy vợ ngay sau khi chia tay một tháng

Một tháng sau khi chia tay, anh tổ chức đám cưới. Anh chia sẻ tin vui trên mạng xã hội. Người thân và bạn bè đã đến chúc phúc nhưng bạn gái cũ thì không...

Anh Tôn và cô Lý ở Trùng Khánh, Trung Quốc gặp nhau tại nơi làm việc và hẹn hò suốt 7 năm. Cả hai đều cảm thấy đối phương xứng đáng trao gửi cả cuộc đời.

Tuy nhiên, khi nhắc đến chuyện kết hôn, cô Lý không bàn về vấn đề hồi môn, chỉ quan tâm đến tiền sính lễ. Cũng chính vì chuyện này, cặp đôi đã chia tay.

Cụ thể, nhà gái yêu cầu một khoản tiền sính lễ là 380.000 tệ (tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng). Tuy nhiên, gia đình chàng trai dù đã rút hết tiền tiết kiệm cũng không đủ lo cho con trai cưới vợ. Họ quyết định bàn bạc lại với gia đình nhà gái, hi vọng có thể giảm số tiền.

Tuy nhiên, khi nhà trai đưa ra yêu cầu, nhà gái không những không giảm số tiền mà còn bắt nhà trai phải mua thêm một chiếc xe hơi cho con gái của họ, khoảng 300.000 tệ (gần 1 tỷ đồng).

Bị đòi hỏi sính lễ quá đáng, người đàn ông dứt khoát chia tay bạn gái và yêu người mới.

Bị đòi hỏi sính lễ quá đáng, người đàn ông dứt khoát chia tay bạn gái và yêu người mới.

Bố mẹ cô Lý cho rằng, con gái mình vừa xinh đẹp lại giỏi giang, số tiền sính lễ và yêu cầu như vậy là quá bình thường. Anh Tôn hi vọng bạn gái có thể nói vài điều trước mặt bố mẹ để giảm tiền sính lễ xuống. Nhưng không... Cô Lý không những không nói gì mà còn cho rằng việc mua xe hơi cho cô là hoàn toàn hợp lý. Bởi cô không muốn thua kém bạn bè, những người vốn lấy chồng giàu có, ở nhà sang, đi xe đẹp.

Thấy thái độ của bạn gái và sự kiên quyết của gia đình cô, anh Tôn cuối cùng chọn chia tay.

Sau chia tay, dù rất đau lòng nhưng vì đã đến tuổi lấy vợ và không muốn làm bố mẹ buồn, anh Tôn quyết định hẹn gặp một cô gái khác thông qua mối. Anh đã chia sẻ về chuyện tình cảm trong quá khứ với cô gái này và nhận được sự đồng cảm của cô. Vì vậy, anh Tôn dần dần yêu và đặt trọn niềm tin vào cô gái đó.

Một tháng sau khi chia tay bạn gái cũ, anh Tôn cưới vợ. Anh công khai sự việc lên mạng xã hội và được nhiều người chúc phúc. Nhận được tin, cô Lý hết sức đau lòng, vội vã đến đám cưới của bạn trai cũ làm ầm ĩ.

Bạn gái cũ đến làm loan đám cưới vì không chấp nhận người yêu đi lấy vợ.

Bạn gái cũ đến làm loan đám cưới vì không chấp nhận người yêu đi lấy vợ.

Đám cưới xôn xao với sự xuất hiện của cô Lý. Nhiều người đến can ngăn và yêu cầu cô rời đi. Dù cô đã cố gắng, nhưng "ván đã đóng thuyền", người yêu cũ của cô đã trở thành chồng của người khác.

Sính lễ "tăng không có điểm dừng" khiến cơ hội lấy vợ của nam giới Trung Quốc bị thu hẹp

Trong những năm qua, giá sính lễ tăng mạnh nhất tập trung ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và tỉnh thành phía nam như Phúc Kiến. Tại thành phố Phủ Điền, chính quyền địa phương từng kêu gọi người dân thay đổi tập tục, giới hạn sính lễ không quá 180.000 tệ (hơn 600 triệu đồng) nhưng chưa có tác dụng.

Các chuyên gia nhận định, tỷ lệ chênh lệch giới tính tại Trung Quốc (như năm 2022 là 104 nam: 100 nữ) là một trong những yếu tố khiến sính lễ "tăng chóng mặt".

Tình trạng sính lễ "tăng không có điểm dừng" khiến cơ hội lấy vợ của nam giới Trung Quốc bị thu hẹp là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm.

Đơn cử như tại tỉnh Giang Tây, theo số liệu từ Cục thống kê, GDP tỉnh này đứng thứ 15 trong số 31 tỉnh thành. Trong khi giá sính lễ trung bình của tỉnh lên tới 250.000 tệ (khoảng 900 triệu đồng).

Nam giới Trung Quốc chịu nhiều áp lực mới có thể kết hôn. Ảnh minh họa

Nam giới Trung Quốc chịu nhiều áp lực mới có thể kết hôn. Ảnh minh họa

Jiang Chou, một thanh niên đến từ Cám Châu, Giang Tây kể việc kết hôn năm 2014 với cô gái cùng làng. "Giá cô dâu" khi đó là 168.000 tệ (khoảng 600 triệu đồng). Sau đám cưới, người đàn ông này phải nỗ lực làm việc tại Bắc Kinh nhiều năm mới trả đủ số tiền vay để cưới vợ.

Nhưng không phải ai ở Giang Tây cũng đủ khả năng tài chính để lấy vợ như Jiang Chou. Dù năm 2021, luật dân sự Trung Quốc đưa ra quy định "không đẩy giá sính lễ quá cao" và "nhà trai được trả lại sính lễ nếu cặp đôi chưa sống chung hay kết hôn", nhưng nhiều người ở Giang Tây nhận định, điều này khó thực hiện tại địa phương của họ.

"Nếu không đáp ứng đủ sính lễ thì khó lấy vợ lắm", Jiang Chou bộc bạch.

Các chuyên gia đã từng phân tích, cảnh báo nhiều, diễn biến trên "thị trường hôn nhân" như vậy không có nghĩa là giá trị của người phụ nữ trong xã hội tăng lên mà họ càng giống "một món hàng" được mua bán.

Thực tế, nhiều cô gái sau khi kết hôn cũng phải còng lưng trả nợ cho đám cưới của chính mình, bị nhà chồng "khai thác" tối đa để... trừ nợ.

Chênh lệch giới tính cũng gây hệ quả lớn, khiến tình trạng phụ nữ bị cướp đoạt, bị xâm hại diễn ra phổ biến hơn.

Những mẹo chọn nội thất giúp mở rộng không gian sống

Bách Hợp (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ban-gai-cu-den-lam-loan-dam-cuoi-vi-khong-chap-nhan-nguoi-yeu-lay-vo-ngay-sau-khi-chia-tay-mot-thang-172231023171324351.htm