Bài 2: Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Công an TPHCM cho biết, đối với CD, cần chuẩn bị thẻ CCCD gắn chíp còn hiệu lực. Trường hợp CD mất hoặc quá hạn thẻ có thể thực hiện thủ tục đăng ký cấp TKĐDĐT kèm cấp CCCD gắn chíp tại cơ quan công an (CA), chuẩn bị thông tin về các loại giấy tờ mà CD muốn đăng ký tích hợp vào TKĐDĐT để cung cấp cho cơ quan CA.

Sử dụng hiệu quả

Đối với cơ quan, tổ chức, thực hiện số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ, SD có hiệu quả hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia phục vụ giải quyết TTHC. Thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ DL với hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia, phục vụ xác thực, định danh và giải quyết TTHC, cung cấp DVCTT cho người dân, khai thác các dịch vụ ĐDĐT, kết nối, chia sẻ, khai thác DL bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu, phòng, chống lộ lọt DL. Đối với DN, cần tham gia tích cực trong hoạt động cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển KT-XH. Tiến hành triển khai SD các dịch vụ ĐDĐT trong các lĩnh vực của đời sống phục vụ người dân, bảo đảm việc kết nối đến hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia nhanh chóng, an toàn, bảo mật, hiệu quả. Cam kết bảo mật thông tin DL của CD khi SD dịch vụ ĐDĐT giải quyết các thủ tục cho người dân.

Đối với cơ quan quản lý, thực hiện quản lý hành chính công trên môi trường điện tử thay thế môi trường truyền thống, giảm thiểu nguồn nhân lực, giảm phiền hà, giấy tờ, chi phí khi giải quyết các TTHC, vừa tạo thuận lợi cho người dân vừa thuận tiện trong công tác quản lý, thông tin luôn được cập nhật, bảo đảm DL "đúng, đủ, sạch, sống", góp phần phát triển KT-XH, phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan chức năng.

Công an TPHCM đến tận các khu phố để cấp tài khoản định danh điện tử mức 2 cho người dân

Công an TPHCM đến tận các khu phố để cấp tài khoản định danh điện tử mức 2 cho người dân

Từ công tác triển khai thực tế phân tích những tính năng được SD nhiều, các kết quả đạt được và khó khăn, vướng mắc để phục vụ công tác tham mưu, hoạch định chính sách, giúp điều hành phát triển kinh tế đất nước. Lộ trình triển khai cấp TKĐDĐT giai đoạn 1 (từ 25/02/2022 đến 31/03/2022): Bắt đầu cấp TKĐDĐT khi CD đăng ký làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD (hệ thống và phần mềm đã sẵn sàng cho việc cấp TKĐDĐT cùng cấp CCCD). Giai đoạn 2 (từ 01/4/2022): Bắt đầu cấp TKĐDĐT cho CD đã có thẻ CCCD, từ 01/5/2022 cấp TKĐDĐT cho người nước ngoài (NNN) sinh sống tại Việt Nam; Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) hoàn thành việc xây dựng phần mềm phục vụ cấp TKĐDĐT cho CD đã có thẻ CCCD, Cục quản lý xuất nhập cảnh (A08) hoàn thành việc xây dựng phân hệ phần mềm cấp TKĐDĐT cho NNN, kết nối thành công với hệ thống định danh và xác thực điện tử của C06. Giai đoạn 3 (từ 15/7/2022): Bắt đầu triển khai cấp TKĐDĐT cho các tổ chức, DN khi nghị định về định danh và xác thực điện tử được ban hành, có hiệu lực.

Hỏi - đáp về định danh điện tử

Hiện nay vẫn còn một số trường hợp chưa hiểu hết về TKĐDĐT, vậy TKĐDĐT là gì? Công an TPHCM cho biết, căn cứ Quyết định 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu CCCD và Cơ sở DL quốc gia về xuất nhập cảnh: TKĐDĐT là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của CD), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ CA. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng ĐDĐT quốc gia, do Bộ CA phát triển.

TKĐDĐT được SD thế nào? Người dân sử dụng TKĐDĐT sẽ có những lợi ích như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công. Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ mà họ đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng ĐDĐT quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế (BHYT)... Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo. Công dân có thể sử dụng TKĐDĐT để thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và BHYT, chuyển tiền... Khi sử dụng tài khoản này, người dân sẽ được bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch an toàn.

Thực hiện cấp tài khoản định danh điện tử mức 2 tại khu phố

Thực hiện cấp tài khoản định danh điện tử mức 2 tại khu phố

Như vậy TKĐDĐT có những mức độ nào?: Mức độ 1 - tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của CD kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong CSDLQG về DC. Với tài khoản mức độ 1, CD có thể SD một số tính năng cơ bản như: phòng, chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng...), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng...). Mức độ 2 - tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu CCCD hoặc Cơ sở DL quốc gia về xuất nhập cảnh. Với tài khoản mức độ 2, CD có thể SD tất cả chức năng tiện ích mà ứng dụng ĐDĐT quốc gia cung cấp như: đăng ký tích hợp hiển thị các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, BHYT...), thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng BHXH và BHYT, chuyển tiền...

Tất cả công dân đủ điều kiện đều được cấp tài khoản định danh điện tử

Tất cả công dân đủ điều kiện đều được cấp tài khoản định danh điện tử

Vậy CD có thể đăng ký TKĐDĐT ở đâu? Tùy nhu cầu và điều kiện của CD để lựa chọn một trong các hình thức sau: Đến trực tiếp cơ quan CA các cấp (tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã) để được hướng dẫn đăng ký mở TKĐDĐT mức 2 (CD có thể SD ứng dụng ĐDĐT quốc gia để thực hiện đặt lịch hẹn làm thủ tục đăng ký TKĐDĐT trước khi đến cơ quan CA). Thực hiện việc đăng ký TKĐDĐT mức 1 trên ứng dụng ĐDĐT quốc gia. Điều kiện để đăng ký sử dụng TKĐDĐT là gì? Căn cứ Quyết định 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu CCCD và Cơ sở DL quốc gia về xuất nhập cảnh: Đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký TKĐDĐT thông qua ứng dụng ĐDĐT; với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo TKĐDĐT của cha, mẹ hoặc người giám hộ; với người được giám hộ khác thì đăng ký theo TKĐDĐT của người giám hộ. Các thông tin cần khai báo thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký TKĐDĐT gồm: Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài); họ, tên đệm và tên, ngày, tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch (đối với người nước ngoài), số điện thoại, email.

Như vậy, CD cần thiết bị gì để có thể sử dụng được TKĐDĐT? Tính đến hiện tại thì ứng dụng ĐDĐT quốc gia yêu cầu thiết bị di động của CD sử dụng hệ điều hành Android 5 hoặc IOS 9 trở lên; ngoài ra khuyến khích công dân nên SD thiết bị có camera tốt, cấu hình thiết bị từ trung bình trở lên và bảo đảm kết nối internet để có trải nghiệm tốt nhất trong quá trình SD ứng dụng.

Ngoài những phương thức trên, CD có thể tải và cài đặt ứng dụng ĐDĐT quốc gia (VNID) và SD. Ứng dụng này có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google play (CH Play) đối với các thiết bị SD hệ điều hành Android và App Store đối với các thiết bị SD hệ điều hành IOS. Trường hợp bị mất điện thoại đang sử dụng TKĐDĐT quốc gia, trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng TKĐDĐT, CD có thể yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để bảo đảm an toàn cho DL cá nhân của mình theo một trong hai cách: Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin ĐDĐT quốc gia, liên hệ cơ quan CA để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.

(Còn tiếp...)

QUỐC PHONG - DUY LUÂN

Nguồn CA TP.HCM: http://congan.com.vn/tin-chinh/bai-2-giai-dap-nhung-thac-mac-thuong-gap_153157.html