Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thời gian qua, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao…

Thời gian qua, ngành Chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao…

Để đảm bảo nguồn cung lương thực cho thị trường vào những tháng cuối năm, việc chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng được các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Hiện nay, thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho
các loại mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn vật nuôi;
tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh lớn; việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm gia tăng vào dịp cuối năm; thực trạng chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn diễn ra khá phổ biến, khó kiểm soát; một bộ phận người chăn nuôi chưa chú trọng áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chưa chủ động vệ sinh, sát trùng phòng dịch.

Vì vậy, nguy cơ các loại dịch bệnh động vật truyền nhiễm nguy hiểm như: bệnh DTLCP, Cúm gia cầm, LMLM gia súc, Tai xanh ở lợn, VDNC ở trâu, bò... phát sinh trên địa bàn tỉnh là rất cao.

Do làm tốt công tác phòng, chống dịch nên tổng đàn vật nuôi giữ ổn định, các cơ sở, trang trại chăn nuôi bám sát diễn biến của thị trường vì vậy có kế hoạch chăn nuôi phù hợp, không có hiện tượng giá sản phẩm chăn nuôi bị ứ đọng - Ảnh: Quang Huy

100% các trang trại chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh đã tự tổ chức tiêm phòng, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm có hiệu quả.

Tuy nhiên, các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn và nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế là nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh phát tán, khó kiểm soát.

Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các giải pháp quan trọng, quyết liệt nhất, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài.

Cụ thể, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và ngân sách Nhà nước; đồng thời để ngăn ngừa nguy cơ xâm nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm ở động vật truyền lây sang người; bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2/2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tính chất nguy hiểm bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm; xây dựng các điểm bán gia cầm sống tại các chợ; quản lý và xử phạt triệt để gia súc, gia cầm vận chuyển, buôn bán trên địa bàn không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có tổng đàn lợn đạt trên 301.000 con; đàn gia cầm trên 5.9 triệu con; đàn trâu trên 3.989 con ; đàn bò khoảng 18.800 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 81.000 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 100% kế hoạch năm.

Hệ thống các doanh nghiệp, trang trại đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đã góp phần nâng tỷ lệ chăn nuôi đạt chất lượng cao trong toàn tỉnh.

Mặc dù hiện nay, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được kiểm soát tốt nhưng trong thời gian tới khả năng phát sinh dịch bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu bò... rất cao do chuyển mùa và hoạt động vận chuyển, tái đàn gia tăng để phục vụ Tết Nguyên đán.

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn tổ chức lấy mẫu giám sát các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vật nuôi.

Đồng thời triển khai tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi, trong đó tổ chức tiêm phòng đại trà đối với vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục cho đàn trâu bò.

Từ ngày 15/9-15/10/2023, 100% các thôn, khu phố thuộc 126 xã, phường,
thị trấn của 08 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện; huy động trên
158,1 nghìn lượt người tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu dọn được hàng
trăm tấn rác thải đốt, ủ và chôn hủy. Toàn tỉnh đã sử dụng 24.207 lít hóa chất
(trong đó hóa chất do Chi cục cấp: 18.002 lít, người dân tự mua: 6.205 lít) và
1.057,3 tấn vôi bột (trong đó vôi do cấp huyện, cấp xã mua, cấp phát: 773,7 tấn,
người dân tự mua: 283,6 tấn), khử trùng, tiêu độc được trên 53,6 triệu m2
chuồng trại chăn nuôi, cơ sở ấp nở, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nơi công
cộng, đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi có ổ dịch cũ

Dự kiến những tháng cuối năm 2021, sản xuất chăn nuôi tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các loại dịch bệnh phát sinh khi thời tiết thay đổi.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đồng thời tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chủ động khống chế hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi trên tinh thần “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để”.

Cùng với đó, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024 và bố trí kinh phí thực hiện các nội dung kế hoạch. Trong đó chú trọng dự trữ đủ lượng hóa chất, vắc xin cần thiết, kịp thời xuất cấp để khống chế nhanh khi có dịch bệnh phát sinh; chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người và phòng, chống dịch bệnh động vật. Thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch, nhất là giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan rộng.

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, công tác giám sát dịch bệnh, công tác tiêm phòng kết hợp với công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi; xác định đây là nhiệm vụ cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục mới đem lại hiệu quả cao.

Quang Huy

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/bac-ninh-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-gia-suc-gia-cam-82247.html