Ba lưu ý cho dược sĩ khi cắt liều thuốc

Hiểu và nhận định chính xác bệnh lý, luôn kiểm tra đơn thuốc, và tư vấn kỹ về tác dụng của thuốc và những lưu ý cần thiết cho bệnh nhân là một trong ba lưu ý mà dược sĩ cần nhớ khi cắt liều.

Dược sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh dùng thuốc đúng, hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh. Việc cắt liều không đúng sẽ gây ra những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người bệnh. Ba lưu ý sau sẽ giúp dược sĩ cắt liều một cách hiệu quả hơn.

Luôn cắt liều theo toa thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn (ETC) là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe. Việc bán thuốc kê đơn cần phải tuân thủ theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT. Khi bán thuốc theo đơn dược sĩ cần chú ý đơn thuốc phải đúng theo mẫu quy định (có đủ tên, địa chỉ và mộc của phòng khám, bệnh viện và bác sĩ chỉ định, đúng tên, địa chỉ thường trú của người bệnh, đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.

Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày, trừ các trường hợp: đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 ngày, đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS không vượt quá 10 ngày.

Dược sĩ cần kiểm tra kỹ đơn thuốc để tránh các trường hợp người bệnh dùng đơn cũ để mua thuốc. Ảnh: Buymed

Tiếp đến, dược sĩ cần phải bán đúng thuốc kê trong đơn. Cần chú ý tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước. Đối với thuốc gây nghiện: đối chiếu chữ ký của bác sĩ trong đơn với bản đăng ký của bác sĩ kê đơn gây nghiện.

Ngoài ra, người bệnh sẽ có tình trạng sử dụng đơn thuốc chung của người thân hoặc đơn thuốc cũ cho bệnh hiện tại, dược sĩ cần lưu ý các chi tiết về bệnh, ngày kê đơn và tên bệnh nhân. Nếu có trường hợp người bệnh sử dụng lại hoặc dùng chung đơn nên có tư vấn cho bệnh nhân và cho lời khuyên nên kiểm tra tình trạng từ bác sĩ.

Thận trọng với các loại thuốc giống nhau hoặc có tên tương tự

Sai sót do nhầm lẫn thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (LASA - look-alike, sound-alike) có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Theo báo cáo "Medication Safety for look-alike or sound-alike medicines" được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) xuất bản vào năm 2023; lỗi LASA gây ra từ 6,2% - 14,7% các ca sai sót về thuốc.

Nhầm lẫn tên thuốc hoặc hình dạng bên ngoài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tai hại cho người bệnh. Ảnh: Báo Sức Khỏe và Đời Sống

Để hạn chế tình trạng nhầm thuốc, dược sĩ cần phải nhận diện thuốc dựa trên tên và hàm lượng thuốc chứ không được dựa vào hình dáng và vị trí để thuốc. Luôn kiểm tra liều thuốc, đọc tên thuốc một cách kỹ lưỡng và kiểm tra trước khi cấp phát.

Tư vấn kỹ cho người bệnh tác dụng của thuốc và cách sử dụng

Việc tư vấn kỹ về thuốc và cách sử dụng sẽ giúp người bệnh có thể dùng thuốc một cách hiệu quả và hạn chế được các sai sót trong việc bán thuốc cho người bệnh.

Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, dược sĩ cần lưu ý cho người bệnh về thông tin của thuốc như liều lượng, cách dùng thuốc, tư vấn cho người bệnh về chỉ định, chống chỉ định.

Đối với cắt liều thuốc OTC (thuốc không kê đơn), dược sĩ cần nắm vững kiến thức để hỏi về các triệu chứng để bán đúng thuốc và hiệu quả. Một dược sĩ có kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng sẽ có ưu thế khai thác được nhiều thông tin về bệnh lý hơn và cắt liều thuốc hợp lý cho khách hàng.

Có thể thấy dược sĩ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và chăm sóc cho người bệnh, đòi hỏi dược sĩ cần liên tục trau dồi và quan sát trong suốt quá trình làm việc để cải thiện chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân.

thuocsi.vn luôn đặt trải nghiệm của khách hàng và đối tác là mục tiêu để phát triển và cải tiến nền tảng. Ảnh: thuocsi.vn

Không chỉ tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào ngành dược, nền tảng thuocsi.vn còn là cầu nối giữa các công ty, nhà sản xuất dược với quầy thuốc, nhà thuốc và phòng khám, bệnh viện. Đặt trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm, thuocsi.vn không ngừng cải tiến và nâng cấp các tính năng trên nền tảng; công ty cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm giúp khách hàng tiếp cận với nguồn thuốc đa dạng với giá thành phải chăng.

Tính đến cuối năm 2023, thuocsi.vn đã làm việc với hơn 1.000 công ty dược phẩm, cung cấp 30.000 sản phẩm dược, là nền tảng được 35.000 nhà thuốc, phòng khám trên cả nước tin dùng. Công ty hướng tới mục tiêu đạt được cột mốc 45.000 nhà thuốc và phòng khám trong năm 2024; cũng như mở rộng hoạt động ra các thị trường tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia.

PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ba-luu-y-cho-duoc-si-khi-cat-lieu-thuoc-169240223183017391.htm