Ảnh ấn tượng tuần (11-17/1): Đồi Capitol 'căng hơn dây đàn' trước giờ G, Triều Tiên khoe sức mạnh quân sự và kỷ lục buồn của ông Trump

Mỹ tăng quân đảm bảo an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống thứ 46, Triều Tiên duyệt binh thể hiện sức mạnh quân sự, ông Donald Trump lập kỷ lục 2 lần bị luận tội… là những ảnh ấn tượng trong tuần được NBC, CNN, Reuters… tổng hợp.

 Bức ảnh ấn tượng chụp ngày 12/1 cho thấy cửa kính tòa nhà Quốc hội (Điện Capitol) tại Washington, D.C., Mỹ bị vỡ từ cuộc tấn công hôm 6/1 của đám đông ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AP)

Bức ảnh ấn tượng chụp ngày 12/1 cho thấy cửa kính tòa nhà Quốc hội (Điện Capitol) tại Washington, D.C., Mỹ bị vỡ từ cuộc tấn công hôm 6/1 của đám đông ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AP)

 Tổng thống Donald Trump thăm bức tường biên giới Mỹ-Mexico, ở Alamo, Texas, ngày 12/1. Đây là lần đầu tiên ông Trump ra khỏi Nhà Trắng kể từ khi nổ ra cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Donald Trump thăm bức tường biên giới Mỹ-Mexico, ở Alamo, Texas, ngày 12/1. Đây là lần đầu tiên ông Trump ra khỏi Nhà Trắng kể từ khi nổ ra cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1. (Nguồn: Reuters)

 Các binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ nghỉ ngơi bên trong Trung tâm dành cho khách tham quan của Điện Capitol, ngày 13/1. Tướng quân đội Daniel Hokanson, Cục trưởng Cục Vệ binh quốc gia đã báo cáo với Phó Tổng thống Mike Pence hôm 14/1 rằng, có khoảng 21.000 binh sĩ đã được điều đến thủ đô nước Mỹ để hỗ trợ an ninh. (Nguồn: AP)

Các binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ nghỉ ngơi bên trong Trung tâm dành cho khách tham quan của Điện Capitol, ngày 13/1. Tướng quân đội Daniel Hokanson, Cục trưởng Cục Vệ binh quốc gia đã báo cáo với Phó Tổng thống Mike Pence hôm 14/1 rằng, có khoảng 21.000 binh sĩ đã được điều đến thủ đô nước Mỹ để hỗ trợ an ninh. (Nguồn: AP)

 Hạ nghị sĩ Vicky Hartzler và Hạ nghị sĩ Michael Waltz đưa pizza cho các binh sĩ của Lực lượng Vệ binh quốc gia tại Điện Capitol, ngày 13/1. (Nguồn: AP)

Hạ nghị sĩ Vicky Hartzler và Hạ nghị sĩ Michael Waltz đưa pizza cho các binh sĩ của Lực lượng Vệ binh quốc gia tại Điện Capitol, ngày 13/1. (Nguồn: AP)

 Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chuẩn bị ký vào biên bản luận tội sau khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Donald Trump, ngày 13/1. Ông Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần, một kỷ lục buồn mà không ai muốn đạt. (Nguồn: Getty)

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chuẩn bị ký vào biên bản luận tội sau khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Donald Trump, ngày 13/1. Ông Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần, một kỷ lục buồn mà không ai muốn đạt. (Nguồn: Getty)

 Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro cầm bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời tòa nhà phía Tây Nhà Trắng, ngày 13/1. Chỉ một ngày sau khi Hạ viện luận tội Tổng thống Donald Trump và gần một tuần trước lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Joe Biden, các thành viên chính quyền ông Trump đã bắt đầu dọn dẹp bàn làm việc tại Nhà Trắng. (Nguồn: Reuters)

Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro cầm bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời tòa nhà phía Tây Nhà Trắng, ngày 13/1. Chỉ một ngày sau khi Hạ viện luận tội Tổng thống Donald Trump và gần một tuần trước lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Joe Biden, các thành viên chính quyền ông Trump đã bắt đầu dọn dẹp bàn làm việc tại Nhà Trắng. (Nguồn: Reuters)

 Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 thứ hai tại bệnh viện Christiana ở Newark, Delaware, ngày 11/1. (Nguồn: CNN)

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 thứ hai tại bệnh viện Christiana ở Newark, Delaware, ngày 11/1. (Nguồn: CNN)

 Cư dân của viện dưỡng lão nắm tay nhân viên trước khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Athens, Hy Lạp, ngày 13/1. Kể từ khi Hy Lạp triển khai kế hoạch tiêm phòng Covid-19 vào tháng 12/2020, đến nay, hơn 75.000 nhân viên y tế và người sinh sống trong các trại dưỡng lão đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) phối hợp bào chế. Quốc gia 11 triệu dân đặt mục tiêu tiêm phòng cho 2 triệu người vào tháng 3 tới. (Nguồn: Reuters)

Cư dân của viện dưỡng lão nắm tay nhân viên trước khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Athens, Hy Lạp, ngày 13/1. Kể từ khi Hy Lạp triển khai kế hoạch tiêm phòng Covid-19 vào tháng 12/2020, đến nay, hơn 75.000 nhân viên y tế và người sinh sống trong các trại dưỡng lão đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) phối hợp bào chế. Quốc gia 11 triệu dân đặt mục tiêu tiêm phòng cho 2 triệu người vào tháng 3 tới. (Nguồn: Reuters)

 Y tá tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech cho cư dân tại viện dưỡng lão Icaria ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 12/1. Tỷ lệ mắc Covid-19 tại Tây Ban Nha đã tăng vọt lên tới 435/100.000 người trong hai tuần qua. Các nhà chức trách đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. (Nguồn: AP)

Y tá tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech cho cư dân tại viện dưỡng lão Icaria ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 12/1. Tỷ lệ mắc Covid-19 tại Tây Ban Nha đã tăng vọt lên tới 435/100.000 người trong hai tuần qua. Các nhà chức trách đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. (Nguồn: AP)

 Các chủ nhà hàng và nhân viên phản đối các quy định về giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 bên ngoài một nhà hàng ở trung tâm Stockholm, Thụy Điển ngày 14/1. Theo quy định, các nhà hàng không được mở cửa sau 8h tối và một bàn được phép ngồi tối đa 4 khách. (Nguồn: Getty)

Các chủ nhà hàng và nhân viên phản đối các quy định về giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 bên ngoài một nhà hàng ở trung tâm Stockholm, Thụy Điển ngày 14/1. Theo quy định, các nhà hàng không được mở cửa sau 8h tối và một bàn được phép ngồi tối đa 4 khách. (Nguồn: Getty)

 Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại một bệnh viện ở Karvina, Czech ngày 11/1. Các bệnh viện tại quốc gia châu Âu rơi vào tình trạng quá tải khi các ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục. Tính đến tối 17/1, Czech ghi nhận hơn 889 nghìn ca mắc, trong đó có hơn 14,3 nghìn ca tử vong do Covid-19. (Nguồn: Getty)

Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại một bệnh viện ở Karvina, Czech ngày 11/1. Các bệnh viện tại quốc gia châu Âu rơi vào tình trạng quá tải khi các ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục. Tính đến tối 17/1, Czech ghi nhận hơn 889 nghìn ca mắc, trong đó có hơn 14,3 nghìn ca tử vong do Covid-19. (Nguồn: Getty)

 Đầu bếp đang làm bánh tại một tiệm bánh pizza ở Kiev, Ukraine ngày 11/1. Đất nước 42 triệu dân đang ghi nhận khoảng 9.000 ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày và hơn 19.500 người tử vong vì dịch bệnh. (Nguồn: AP)

Đầu bếp đang làm bánh tại một tiệm bánh pizza ở Kiev, Ukraine ngày 11/1. Đất nước 42 triệu dân đang ghi nhận khoảng 9.000 ca nhiễm Covid-19 mới mỗi ngày và hơn 19.500 người tử vong vì dịch bệnh. (Nguồn: AP)

 Quan tài chứa thi thể một người tử vong vì Covid-19 được cất giữ trong phòng thờ trước khi hỏa táng ở Meissen, Đức ngày 11/1. (Nguồn: AP)

Quan tài chứa thi thể một người tử vong vì Covid-19 được cất giữ trong phòng thờ trước khi hỏa táng ở Meissen, Đức ngày 11/1. (Nguồn: AP)

 Nhân viên y tế thành phố khám nghiệm thi thể của Shirlene Morais Costa, người đã qua đời tại nhà ở tuổi 53 sau khi có triệu chứng mắc Covid-19, ở Manaus, Brazil ngày 11/1. Tính đến tối 17/1, thế giới ghi nhận hơn 95 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 2 triệu người tử vong và gần 68 triệu người bình phục; 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga và Anh. (Nguồn: Reuters)

Nhân viên y tế thành phố khám nghiệm thi thể của Shirlene Morais Costa, người đã qua đời tại nhà ở tuổi 53 sau khi có triệu chứng mắc Covid-19, ở Manaus, Brazil ngày 11/1. Tính đến tối 17/1, thế giới ghi nhận hơn 95 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 2 triệu người tử vong và gần 68 triệu người bình phục; 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga và Anh. (Nguồn: Reuters)

 Các thiếu nữ Nhật Bản mặc kimono, đeo khẩu trang dự lễ kỷ niệm Ngày trưởng thành tại Yokohama Arena, phía Nam thủ đô Tokyo ngày 11/1. Buổi lễ được tiến hành trong bối cảnh thành phố đang áp dụng các lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt do dịch Covid-19. Theo truyền thống, vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng 1 hằng năm, những người đã hoặc sắp bước sang tuổi 20 sẽ tham gia các nghi lễ để kỷ niệm ngày bước sang tuổi trưởng thành. Đây được coi là một ngày lễ quốc gia, có ý nghĩa như một cuộc gặp mặt của những người bạn học và là một dấu mốc quan trọng đối với các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái. (Nguồn: Reuters)

Các thiếu nữ Nhật Bản mặc kimono, đeo khẩu trang dự lễ kỷ niệm Ngày trưởng thành tại Yokohama Arena, phía Nam thủ đô Tokyo ngày 11/1. Buổi lễ được tiến hành trong bối cảnh thành phố đang áp dụng các lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt do dịch Covid-19. Theo truyền thống, vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng 1 hằng năm, những người đã hoặc sắp bước sang tuổi 20 sẽ tham gia các nghi lễ để kỷ niệm ngày bước sang tuổi trưởng thành. Đây được coi là một ngày lễ quốc gia, có ý nghĩa như một cuộc gặp mặt của những người bạn học và là một dấu mốc quan trọng đối với các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái. (Nguồn: Reuters)

 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫy tay chào tại cuộc duyệt binh vào ngày 14/1, tại thủ đô Bình Nhưỡng, sự kiện được tổ chức chào mừng thành công của Đại hội đảng Lao động lần thứ VIII. Các hãng truyền thông không được phép đưa tin về sự kiện. Các hình ảnh về lễ duyệt binh được hãng thông tấn nhà nước KCNA cung cấp. (Nguồn: KCNA)

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫy tay chào tại cuộc duyệt binh vào ngày 14/1, tại thủ đô Bình Nhưỡng, sự kiện được tổ chức chào mừng thành công của Đại hội đảng Lao động lần thứ VIII. Các hãng truyền thông không được phép đưa tin về sự kiện. Các hình ảnh về lễ duyệt binh được hãng thông tấn nhà nước KCNA cung cấp. (Nguồn: KCNA)

 Hình ảnh lễ duyệt binh kỷ niệm Đại hội lần thứ VIII của Đảng Lao động Triều Tiên. Cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng được chú ý đặc biệt với việc cho ra mắt tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới được cho là loại Pukguksong-5. Đây có thể là phiên bản nâng cấp của Pukguksong-4 đã được giới thiệu tại cuộc duyệt binh hồi tháng 10 năm ngoái nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động. (Nguồn: KCNA)

Hình ảnh lễ duyệt binh kỷ niệm Đại hội lần thứ VIII của Đảng Lao động Triều Tiên. Cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng được chú ý đặc biệt với việc cho ra mắt tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới được cho là loại Pukguksong-5. Đây có thể là phiên bản nâng cấp của Pukguksong-4 đã được giới thiệu tại cuộc duyệt binh hồi tháng 10 năm ngoái nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động. (Nguồn: KCNA)

 Nhân viên của Hội Chữ thập đỏ phun thuốc khử trùng xung quanh mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 737-500 của hãng hàng không Sriwijaya Air bị tai nạn rơi xuống biển, ngày 12/1 tại Jakarta, Indonesia. Trước đó, chuyến bay SJ 182 của Sriwijaya Air chở 62 người đã lao xuống biển Java, chỉ vài phút sau khi cất cánh vào ngày 9/1. Các nhà điều tra vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn. (Nguồn: Getty)

Nhân viên của Hội Chữ thập đỏ phun thuốc khử trùng xung quanh mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 737-500 của hãng hàng không Sriwijaya Air bị tai nạn rơi xuống biển, ngày 12/1 tại Jakarta, Indonesia. Trước đó, chuyến bay SJ 182 của Sriwijaya Air chở 62 người đã lao xuống biển Java, chỉ vài phút sau khi cất cánh vào ngày 9/1. Các nhà điều tra vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn. (Nguồn: Getty)

 Người dân đứng trước đống đổ nát của văn phòng Thống đốc tỉnh Tây Sulawesi sau trận động đất mạnh 6,2 độ richter ở Mamuju, Tây Sulawesi, Indonesia, ngày 15/1. Trước đó, ngày 14/1, tại tỉnh Tây Sulawesi cũng xảy ra một trận động đất 5,9 độ richter. Sự việc khiến hàng trăm người thương vong, hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa, nhiều công trình, nhà cửa bị hư hại. (Nguồn: Reuters)

Người dân đứng trước đống đổ nát của văn phòng Thống đốc tỉnh Tây Sulawesi sau trận động đất mạnh 6,2 độ richter ở Mamuju, Tây Sulawesi, Indonesia, ngày 15/1. Trước đó, ngày 14/1, tại tỉnh Tây Sulawesi cũng xảy ra một trận động đất 5,9 độ richter. Sự việc khiến hàng trăm người thương vong, hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa, nhiều công trình, nhà cửa bị hư hại. (Nguồn: Reuters)

 Các vũ công biểu diễn với ngọn đuốc rực lửa tại Lễ hội Kukeri ở Dolna Sekirna, miền Tây Bulgaria, ngày 13/1. Theo quan niệm truyền thống, động tác lắc lư cơ thể khi nhảy tượng trưng cho cánh đồng lúa mì nặng trĩu hạt, còn những chiếc chuông buộc quanh thắt lưng nhằm xua đuổi tà ma và bệnh tật. (Nguồn: Getty)

Các vũ công biểu diễn với ngọn đuốc rực lửa tại Lễ hội Kukeri ở Dolna Sekirna, miền Tây Bulgaria, ngày 13/1. Theo quan niệm truyền thống, động tác lắc lư cơ thể khi nhảy tượng trưng cho cánh đồng lúa mì nặng trĩu hạt, còn những chiếc chuông buộc quanh thắt lưng nhằm xua đuổi tà ma và bệnh tật. (Nguồn: Getty)

 Màn trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái tại Jumeirah Beach Residence ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ngày 13/1. (Nguồn: Getty)

Màn trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái tại Jumeirah Beach Residence ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ngày 13/1. (Nguồn: Getty)

 Những con khỉ ngâm mình trong suối nước nóng tại Vườn bách thảo nhiệt đới Hakodate ở Hokkaido, Nhật Bản, ngày 12/1. (Nguồn: Reuters)

Những con khỉ ngâm mình trong suối nước nóng tại Vườn bách thảo nhiệt đới Hakodate ở Hokkaido, Nhật Bản, ngày 12/1. (Nguồn: Reuters)

 Mặt sông Hàn ở Seoul, Hàn Quốc bị đóng băng trong thời tiết giá lạnh, ngày 10/1. (Nguồn: Getty)

Mặt sông Hàn ở Seoul, Hàn Quốc bị đóng băng trong thời tiết giá lạnh, ngày 10/1. (Nguồn: Getty)

 Chiếc xe chạy ngang qua sa mạc trong chặng 10 của cuộc đua mô tô Dakar, đoạn từ Neom đến AlUla, Saudi Arabia, ngày 13/1. (Nguồn: Reuters)

Chiếc xe chạy ngang qua sa mạc trong chặng 10 của cuộc đua mô tô Dakar, đoạn từ Neom đến AlUla, Saudi Arabia, ngày 13/1. (Nguồn: Reuters)

 Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Uganda, ca sĩ Robert Kyagulanyi Ssentamu (Bobi Wine) chạy sau đoàn xe của ông sau khi ông bỏ phiếu trong bầu cử tổng thống ở Kampala ngày 14/1. (Nguồn: Reuters)

Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Uganda, ca sĩ Robert Kyagulanyi Ssentamu (Bobi Wine) chạy sau đoàn xe của ông sau khi ông bỏ phiếu trong bầu cử tổng thống ở Kampala ngày 14/1. (Nguồn: Reuters)

 Youssef Abu Amira, 24 tuổi, tập karate tại một câu lạc bộ ở thành phố Gaza, ngày 12/1. Sinh viên tốt nghiệp trường luật người Palestine này khi sinh ra đã không có chân và chỉ phát triển một phần cánh tay hiện đang sở hữu đai cam trong môn võ karate. Abu Amira nói: "Tôi muốn chứng minh với bản thân và thế giới rằng khuyết tật nằm ở tâm trí chứ không phải ở cơ thể và không có gì là không thể". (Nguồn: Reuters)

Youssef Abu Amira, 24 tuổi, tập karate tại một câu lạc bộ ở thành phố Gaza, ngày 12/1. Sinh viên tốt nghiệp trường luật người Palestine này khi sinh ra đã không có chân và chỉ phát triển một phần cánh tay hiện đang sở hữu đai cam trong môn võ karate. Abu Amira nói: "Tôi muốn chứng minh với bản thân và thế giới rằng khuyết tật nằm ở tâm trí chứ không phải ở cơ thể và không có gì là không thể". (Nguồn: Reuters)

(theo NBC, CNN, Reuters…)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/anh-an-tuong-tuan-11-171-doi-capitol-cang-hon-day-dan-truoc-gio-g-trieu-tien-khoe-suc-manh-quan-su-va-ky-luc-buon-cua-ong-trump-134187.html