Ai là người trực tiếp chỉ huy cuộc vây bắt tướng De Castries ngày 7/5?

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với cương vị đại đội trưởng Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, ngày 7/5/1954, ông đã dẫn đầu một tổ xung kích gồm 5 người bắt sống tướng De Castries và bộ tham mưu của địch tại cứ điểm Điện Biên Phủ.

1. Từ năm 1945 đến 1954, thực dân Pháp cử sang Việt Nam bao tướng chỉ huy quân đội Pháp?

icon

5 tướng

icon

6 tướng

icon

7 tướng

Câu trả lời đúng là đáp án C: Từ năm 1945 đến 1954, thực dân Pháp cử sang Việt Nam 7 tướng chỉ huy quân đội Pháp. Họ là tướng 4 sao Philippe Leclerc, tướng 4 sao Etienne Valluy, tướng 4 sao C.Blaijat, tướng 4 sao M.Corgente, tướng 5 sao Delattre De Tassigny, tướng 4 sao Raul Salan, tướng 4 sao Henri Navarre.

2. Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương đảm nhiệm chức vụ gì?

icon

Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương

icon

Cao ủy Pháp ở Đông Dương

icon

Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương

Câu trả lời đúng là đáp án C: Cuối năm 1953, Pháp sa lầy vào trên chiến trường Đông Dương. Để tìm giải pháp đàm phán ưu thế, Henri Navarre được bổ nhiệm là Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Ngày 20/11/1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, và xây dựng nơi đây thành pháo đài bất khả xâm phạm.

3. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày tháng năm nào?

icon

Ngày 5 tháng 5 năm 1954

icon

Ngày 6 tháng 5 năm 1954

icon

Ngày 7 tháng 5 năm 1954

Câu trả lời đúng là đáp án C: Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương giữa Quân đội Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn trinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Việt Nam). Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954.

4. Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

icon

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

icon

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954

icon

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết

Câu trả lời đúng là đáp án B: Tháng 5-1953, chính phủ Pháp cử tướng Nava - người được đánh giá là “một nhà chiến lược văn võ kiêm toàn” sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương với hy vọng tìm “lối thoát danh dự” dứt điểm cuộc chiến tranh. Sau một thời gian tìm hiểu tình hình chiến trường, tháng 7/1953, tướng Nava đề ra kế hoạch quân sự mới ở Đông Dương (còn gọi Kế hoạch Nava). Cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều đánh giá kế hoạch Nava là “hoàn hảo, phù hợp”, sẽ mang đến thắng lợi trong vòng 18 tháng! Thực hiện kế hoạch quân sự mới đề ra, thực dân Pháp mở nhiều cuộc hành quân đánh phá, càn quét bình định, ra sức bắt lính; đồng thời đưa thêm nhiều đơn vị quân viễn chinh vào Đông Dương. Chỉ sau một thời gian ngắn, địch đã củng cố, xây dựng được 84 tiểu đoàn cơ động chiến lược, trong đó tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ. Phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, ở chiến trường sau lưng địch, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích nhằm bảo vệ căn cứ kháng chiến, chia cắt giao thông, tiến công diệt thêm đồn bốt, căn cứ hậu cần, uy hiếp hệ thống phòng tuyến bên ngoài của địch... Sự phối hợp chiến đấu nhịp nhàng, rộng khắp đã đẩy quân Pháp lún sâu vào thế bị động. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh. Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, ta chiếm sở chỉ huy trung tâm, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

5. Trận tấn công cứ điểm đồi A1 kéo dài bao nhiêu ngày?

icon

30 ngày

icon

35 ngày

icon

39 ngày

Câu trả lời đúng là đáp án C: Ngày 30/3/1954, quân đội Việt Nam mở màn đợt tiến công thứ nhất vào đồi A1. Rạng sáng 7/5, cờ chiến thắng tung bay trên cao điểm A1. Như vậy, trận đánh đồi A1 diễn ra trong 39 ngày.

6. Ai là người trực tiếp chỉ huy cuộc vây bắt tướng De Castries ngày 7/5/1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

icon

Trung đoàn phó Nguyễn Văn Thuần

icon

Phùng Văn Khầu

icon

Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật

Câu trả lời đúng là đáp án C: Với cương vị đại đội trưởng Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình) dẫn đầu một tổ xung kích gồm 5 người bắt sống tướng De Castre và bộ tham mưu của địch tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tả lại: “Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức dẫn đại đội 360 (tiểu đoàn 130, trung đoàn 209) luồn dưới làn đạn với những khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân địch hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật cho bộ đội rời giao thông hào đầy ắp quân địch, nhảy lên mặt đất, dùng một lính ngụy dẫn theo đường tắt tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của De Castries". "Các đài quan sát báo cáo về: Quân ta từ ba phía đang đánh vào khu trung tâm, 312 từ phía đông tiến qua cầu Mường Thanh, 308 từ phía tây mở đường qua sân bay, và từ phía tây nam mở đường vào Lili, hướng về sở chỉ huy của De Castries. Quân địch chỉ chống cự lẻ tẻ". "Nhiều toán địch ra hàng. Những đốm cờ trắng xuất hiện ở Mường Thanh mỗi lúc một nhiễu. Anh Hoàng Văn Thái luôn luôn nhắc các đơn vị: "Bao vây chặt, không để một tên nào chạy thoát". 5 giờ 30 chiều, 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu. Trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng De Castries ". Christian de Castries (1902) xuất thân gia đình danh giá ở Pháp, theo binh nghiệp. Năm 1953, Castries được giao nhiệm vụ phòng thủ ở Điện Biên Phủ, với chức vụ chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm. Ngày 7/5/1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh bại quân Pháp và đồng minh tại tập đoàn cứ điểm, kết thúc Chiến tranh Đông Dương. De Castries bị bắt giam trong 4 tháng. Ngày 3/9/1954, De Castries được trao trả cho Pháp theo hiệp định Gevena. Năm 1984, De Castries muốn quay lại Việt Nam - nơi gắn bó một thời binh nghiệp, nhưng không thành. Năm 1991, De Castries qua đời tại Pháp.

7. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng?

icon

17

icon

18

icon

19

Câu trả lời đúng là đáp án C: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, 19 cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng. Đó là liệt sĩ Trần Can, Đặng Đình Hồ, Phan Tư, Bùi Đình Cừ (Cư), Trần Đình Hùng, Nguyễn Văn Ty, Dương Quảng Châu, Phùng Văn Khầu, Lưu Viết Thoảng, Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Đinh Văn Mẫu, Lộc Văn Trọng, Liệt sĩ Bế Văn Đàn, Chu văn Mùi, Hoàng Văn Nô, Liệt sĩ Phan Đình Giót, Đặng Đức Song, Nguyễn Ngọc Bảo, Tạ Quốc Luật.

8. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 – 1954) được kết thúc bằng sự kiện nào?

icon

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

icon

Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

icon

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 – 7 – 1954)

Câu trả lời đúng là đáp án C: Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

9. Hội nghị Genève chính thức được khai mạc tại Thụy Sĩ vào ngày tháng năm nào?

icon

Ngày 26/4/1954

icon

Ngày 27/4/1954

icon

Ngày 28/4/1954

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngày 26/4/1954, hội nghị Genève chính thức được khai mạc tại Thụy Sĩ. Ngày 10/3/1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị theo đề nghị của Pháp. Ban đầu, lập trường của Pháp khá cứng rắn. Ngày 8/5, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải phải ngồi vào bàn đàm phán công nhận chủ quyền của Việt Nam.

10. Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ thì quốc gia nào không có vùng tập kết?

icon

Lào

icon

Campuchia

icon

Việt Nam và Campuchia

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ, lực lượng kháng chiến ở Campuchia phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ai-la-nguoi-truc-tiep-chi-huy-cuoc-vay-bat-tuong-de-castries-ngay-7-5-post1334140.tpo