6 dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm cả chân. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường bạn nên biết.

Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa mãn tính được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao do cơ thể không có khả năng sản xuất hoặc sử dụng hiệu quả insulin. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm cả chân. Ở góc độ chuyên gia y tế, việc nhận biết và hiểu rõ các triệu chứng biến chứng ở chân do đái tháo đường là rất quan trọng để chẩn đoán kịp thời và xử trí phù hợp.

Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa mãn tính được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao do cơ thể không có khả năng sản xuất hoặc sử dụng hiệu quả insulin. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm cả chân. Ở góc độ chuyên gia y tế, việc nhận biết và hiểu rõ các triệu chứng biến chứng ở chân do đái tháo đường là rất quan trọng để chẩn đoán kịp thời và xử trí phù hợp.

Cảm giác ngứa ran: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên ở chân với các triệu chứng ngứa ran, tê, cảm giác nóng rát và mất cảm giác. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc phát hiện các vết thương, vết loét ở bàn chân, dễ dẫn đến nhiễm trùng, lở loét.

Cảm giác ngứa ran: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên ở chân với các triệu chứng ngứa ran, tê, cảm giác nóng rát và mất cảm giác. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc phát hiện các vết thương, vết loét ở bàn chân, dễ dẫn đến nhiễm trùng, lở loét.

Lưu thông kém: Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu, dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém ở chân. Điều này sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề như chuột rút ở chân, đau, yếu và vết thương chậm lành. Nếu không được điều trị, bệnh động mạch ngoại biên - PAD có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hoại thư và thậm chí có thể phải cắt cụt chi.

Lưu thông kém: Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu, dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém ở chân. Điều này sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề như chuột rút ở chân, đau, yếu và vết thương chậm lành. Nếu không được điều trị, bệnh động mạch ngoại biên - PAD có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hoại thư và thậm chí có thể phải cắt cụt chi.

Loét bàn chân do tiểu đường: Bệnh thần kinh và máu lưu thông kém dẫn đến loét chân. Đây là vết loét hở, chậm lành và dễ bị nhiễm trùng. Những vết loét này đòi hỏi phải chăm sóc và quản lý vết thương tỉ mỉ để ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng.

Loét bàn chân do tiểu đường: Bệnh thần kinh và máu lưu thông kém dẫn đến loét chân. Đây là vết loét hở, chậm lành và dễ bị nhiễm trùng. Những vết loét này đòi hỏi phải chăm sóc và quản lý vết thương tỉ mỉ để ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng.

Đỏ và sưng: Còn được gọi là biến dạng bàn chân do tiểu đường, tình trạng này có thể gây gãy xương và trật khớp ở bàn chân do xương yếu và tổn thương khớp. Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng và biến dạng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.

Đỏ và sưng: Còn được gọi là biến dạng bàn chân do tiểu đường, tình trạng này có thể gây gãy xương và trật khớp ở bàn chân do xương yếu và tổn thương khớp. Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng và biến dạng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.

Thay đổi da: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những thay đổi về bề ngoài của da, chẳng hạn như khô, nứt nẻ và tăng nguy cơ nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.

Thay đổi da: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những thay đổi về bề ngoài của da, chẳng hạn như khô, nứt nẻ và tăng nguy cơ nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.

Hội chứng chân không nghỉ (RLS): Mặc dù mối liên hệ chính xác giữa bệnh tiểu đường và RLS vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ này. Bệnh nhân bị RLS có cảm giác khó chịu ở chân, thường thuyên giảm khi cử động. Điều cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường là theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, tham gia hoạt động thể chất và dùng thuốc hoặc insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc kiểm tra bàn chân định kỳ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng để xác định sớm bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào.

Hội chứng chân không nghỉ (RLS): Mặc dù mối liên hệ chính xác giữa bệnh tiểu đường và RLS vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ này. Bệnh nhân bị RLS có cảm giác khó chịu ở chân, thường thuyên giảm khi cử động. Điều cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường là theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, tham gia hoạt động thể chất và dùng thuốc hoặc insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc kiểm tra bàn chân định kỳ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng để xác định sớm bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào.

N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) Theo Times of India

Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/6-dau-hieu-o-chan-canh-bao-benh-tieu-duong-post1034565.vov