2 tư thế ngồi nguy hiểm có thể gây nhồi máu cơ tim

Nhiều người bàng hoàng trước thông tin siêu mẫu Đức Tiến qua đời ở Mỹ vì nhồi máu cơ tim. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở người già nhưng gần đây ngày càng trẻ hóa. Từ trường hợp này, các chuyên gia lưu ý đến tư thế ngồi và cách xử trí khi có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

TS.BS Nguyễn Minh Đức - bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, đột quỵ là tình trạng tắc hẹp mạch máu não còn nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp mạch vành. Chúng ta phải lưu ý tránh các động tác cúi gập người kéo dài.

"Tư thế quỳ gối và gập người để làm việc gì đó gắng sức trong vài phút làm gia tăng áp lực cao của ổ bụng và lồng ngực. Sau đó lại đứng dậy ngay – có nghĩa là chuyển gấp sang tư thế khác khiến áp lực thay đổi quá đột ngột dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, vỡ tim, vỡ động mạch chủ", BS. Nguyễn Minh Đức nói.

Theo BS. Đức, có một động tác rất nguy hiểm mà nhiều người hay làm hằng ngày đó là tư thế ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày.

"Tôi đã từng chứng kiến vài ca xảy ra choáng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim thậm chí tử vong", BS. Đức nói.

Chuyên gia chẩn đoán hình ảnh lưu ý, chúng ta không nên ngồi xổm và gập người, không nên quỳ gối và gập người trong tình trạng kéo dài trên vài phút. Thay vào đó ta ưu tiên các động tác:

Ngồi xếp bằng, cúi người nhẹ, ngồi co hai chân về phía người.
Khi thay đổi tư thế thì ngã người nhẹ về phía sau để giải phóng áp lực cho cơ hoành và lồng ngực trước khi đứng thoắt người đột ngột dậy.
Khi nằm chuyển qua ngồi thì cũng nên từ từ nghiêng sang bên phải, chống tay rồi ngồi dậy, đừng làm quá nhanh rất nguy hiểm.

Tư thế quỳ gối và gập người không tốt gây tăng áp lực cao của ổ bụng và lồng ngực.

Tư thế quỳ gối và gập người không tốt gây tăng áp lực cao của ổ bụng và lồng ngực.

Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim

BS. Đức khuyến cáo, để dự phòng nhồi máu cơ tim từ 40 tuổi trở lên, người dân nên đi khám tầm soát nhồi máu cơ tim với siêu âm tim và điện tâm đồ.

"Đối với tầm soát nguy cơ đột quỵ thì cần làm MRI não có dựng ảnh mạch máu cảnh và não qua TOF3D. Siêu âm động mạch cảnh chỉ giúp thấy được mạch cảnh ngoài sọ còn tình trạng trong sọ gần như không thể đánh giá được và nguyên nhân đột quỵ nằm đến 80% là hẹp mạch cảnh và mạch não trong sọ", BS. Đức chia sẻ thêm.

Ngoài ra, cũng theo BS. Đức, để dự phòng bệnh tim mạch nói chung, nguy cơ nhồi máu cơ tim nói riêng, chúng ta cần phải có một lối sống lành mạnh, cân nặng lý tưởng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một thời khóa biểu tập thể dục loại động (thể thao) lẫn loại tĩnh (thiền định) phù hợp.

Tư thế ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày cũng gây hại áp lực cho cơ hoành và lồng ngực.

Tư thế ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày cũng gây hại áp lực cho cơ hoành và lồng ngực.

Ngày nay, tuổi bệnh nhân nhồi máu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa, nếu trước đây nhồi máu cơ tim được biết đến là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi thì gần đây người trẻ mắc nhồi máu cơ tim nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung đang có xu hướng tăng cao.

Cũng theo thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy nhồi máu cơ tim xảy ra ở trước tuổi 45 đã tăng lên đến 10,5%, trong khi nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân rất trẻ (

Yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim

Người cao tuổi, nam trên 50 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh
Người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn
Rối loạn mỡ máu di truyền
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
Trong gia đình có người thân bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não sớm
Có bệnh lý miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, vẩy nến, xơ cứng bì…
Sử dụng chất kích thích làm co thắt động mạch vành.

Sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim đúng cách

Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp máu lưu thông dễ dàng.
Gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất. Nếu không thể chờ xe cấp cứu đến, hãy chủ động thuê taxi hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện.
Ép tim ngoài lồng ngực: Tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống.

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ, nhưng có những trường hợp được cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần bằng các dấu hiệu như:

- Cơn đau thắt ngực: Người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái, mức độ nặng, xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, lên cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau có kèm mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu.

- Khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp thường xảy ra ở một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực.

Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau. Một số người đau nhẹ, một số người đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.

Khánh Mai

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/2-tu-the-ngoi-nguy-hiem-co-the-gay-nhoi-mau-co-tim-169240521105803942.htm