Vùng lãnh thổ nào của Mỹ bị Nhật chiếm giữ trong Thế chiến 2?

Trong Thế chiến 2, một vùng lãnh thổ của Mỹ từng bị Nhật Bản chiếm giữ. Đó chính là quần đảo Aleut ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Mỹ chiếm lại vùng lãnh thổ này.

Sau cuộc tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii cuối năm 1941, Nhật Bản lo ngại quân đội Mỹ trên đảo Midway có thể tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ vào quần đảo Kuril. Vào thời điểm ấy, quần đảo này đang thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Tokyo.

Sau cuộc tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii cuối năm 1941, Nhật Bản lo ngại quân đội Mỹ trên đảo Midway có thể tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ vào quần đảo Kuril. Vào thời điểm ấy, quần đảo này đang thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Tokyo.

Mối quan ngại này của Nhật Bản xuất hiện sau khi Mỹ thực hiện trận không kích Doolittle vào ngày 18/4/1942. Vào ngày hôm đó, các máy bay của Mỹ đã dội bom oanh tạc Tokyo nhằm báo thù trận Trân Châu Cảng. Do vậy, Nhật Bản thực hiện chiến dịch tấn công quần đảo Aleut và đảo Midway để ngăn chặn trước nguy cơ bị Mỹ đánh úp.

Mối quan ngại này của Nhật Bản xuất hiện sau khi Mỹ thực hiện trận không kích Doolittle vào ngày 18/4/1942. Vào ngày hôm đó, các máy bay của Mỹ đã dội bom oanh tạc Tokyo nhằm báo thù trận Trân Châu Cảng. Do vậy, Nhật Bản thực hiện chiến dịch tấn công quần đảo Aleut và đảo Midway để ngăn chặn trước nguy cơ bị Mỹ đánh úp.

Trong đó, Aleut là quần đảo trải dài gần 2.000 km, vươn ra từ phía tây của bán đảo Alaska và ôm lấy biển Bering. Những đảo nhỏ thuộc Aleut chủ yếu là đảo núi lửa, ít cây cối, thời tiết khắc nghiệt, ít dân cư (cư dân trên đảo chủ yếu là thổ dân) và không phải vị trí chiến lược quan trọng. Do vậy, việc Nhật Bản quyết định tấn công quần đảo này gây nhiều bất ngờ.

Trong đó, Aleut là quần đảo trải dài gần 2.000 km, vươn ra từ phía tây của bán đảo Alaska và ôm lấy biển Bering. Những đảo nhỏ thuộc Aleut chủ yếu là đảo núi lửa, ít cây cối, thời tiết khắc nghiệt, ít dân cư (cư dân trên đảo chủ yếu là thổ dân) và không phải vị trí chiến lược quan trọng. Do vậy, việc Nhật Bản quyết định tấn công quần đảo này gây nhiều bất ngờ.

Để đánh chiếm quần đảo Aleut, Nhật Bản triển khai lực lượng khá lớn gồm 2 tàu sân bay và 3 tàu tuần dương. Chiến dịch tấn công do chuẩn đô đốc Kakuji Kakuta chỉ huy. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhật Bản là đánh bại lực lượng Mỹ tại Dutch Harbor thuộc đảo Unalaska cũng như chiếm những đảo phía tây thuộc Aleut như Attu, Kiska và Adak.

Để đánh chiếm quần đảo Aleut, Nhật Bản triển khai lực lượng khá lớn gồm 2 tàu sân bay và 3 tàu tuần dương. Chiến dịch tấn công do chuẩn đô đốc Kakuji Kakuta chỉ huy. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhật Bản là đánh bại lực lượng Mỹ tại Dutch Harbor thuộc đảo Unalaska cũng như chiếm những đảo phía tây thuộc Aleut như Attu, Kiska và Adak.

Đến sáng ngày 3/6/1942, Nhật Bản cho 32 chiến đấu cơ xuất kích từ 2 tàu sân bay nhằm đánh sập Dutch Harbor. Hai bên xảy ra giao chiến dữ dội khiến Mỹ bị thiệt hại nặng do lực lượng tại đây khá mỏng.

Đến sáng ngày 3/6/1942, Nhật Bản cho 32 chiến đấu cơ xuất kích từ 2 tàu sân bay nhằm đánh sập Dutch Harbor. Hai bên xảy ra giao chiến dữ dội khiến Mỹ bị thiệt hại nặng do lực lượng tại đây khá mỏng.

Về sau, Nhật Bản chiếm được quần đảo Aleut và đảo Kiska rồi cho xây dựng các đường băng, công sự, căn cứ ngầm và tăng số quân tại những nơi mới chiếm được.

Về sau, Nhật Bản chiếm được quần đảo Aleut và đảo Kiska rồi cho xây dựng các đường băng, công sự, căn cứ ngầm và tăng số quân tại những nơi mới chiếm được.

Lực lượng Mỹ sau khi rút lui khỏi Aleut và Kiska đã xây dựng lại đội hình và lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công đáp trả nhằm chiếm lại 2 đảo đang rơi vào tay Nhật Bản.

Lực lượng Mỹ sau khi rút lui khỏi Aleut và Kiska đã xây dựng lại đội hình và lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công đáp trả nhằm chiếm lại 2 đảo đang rơi vào tay Nhật Bản.

Trong những tháng cuối năm 1942, quân số thuộc Bộ Tư lệnh Alaska của Mỹ tăng lên thành 94.000 người. Đồng thời, Mỹ xây dựng nhiều căn cứ trên những đảo gần Kiska. Sau đó, đến tháng 1/1943, Mỹ triển khai nhiều đợt tấn công nhắm vào quân đội Nhật Bản.

Trong những tháng cuối năm 1942, quân số thuộc Bộ Tư lệnh Alaska của Mỹ tăng lên thành 94.000 người. Đồng thời, Mỹ xây dựng nhiều căn cứ trên những đảo gần Kiska. Sau đó, đến tháng 1/1943, Mỹ triển khai nhiều đợt tấn công nhắm vào quân đội Nhật Bản.

Trong đó, trận trận hải chiến ở quần đảo Komandorski giữ Mỹ và Nhật Bản ngày 27/3/1943 được đánh giá là quan trọng. Lần này, lực lượng Mỹ với ưu thế về quân số và hỏa lực đã khiến quân địch tổn thất lớn, tinh thần chiến đấu giảm sút.

Trong đó, trận trận hải chiến ở quần đảo Komandorski giữ Mỹ và Nhật Bản ngày 27/3/1943 được đánh giá là quan trọng. Lần này, lực lượng Mỹ với ưu thế về quân số và hỏa lực đã khiến quân địch tổn thất lớn, tinh thần chiến đấu giảm sút.

Mỹ chiếm lại Attu vào cuối tháng 5/1943 sau nửa tháng chiến đấu. Đến ngày 24/8/1943, Mỹ tuyên bố Kiska an toàn và chấm dứt việc Nhật Bản chiếm giữ một vùng lãnh thổ của nước này trong Thế chiến 2.

Mỹ chiếm lại Attu vào cuối tháng 5/1943 sau nửa tháng chiến đấu. Đến ngày 24/8/1943, Mỹ tuyên bố Kiska an toàn và chấm dứt việc Nhật Bản chiếm giữ một vùng lãnh thổ của nước này trong Thế chiến 2.

Mời độc giả xem video: Nhật Bản: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ quản lý chi tiêu. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vung-lanh-tho-nao-cua-my-bi-nhat-chiem-giu-trong-the-chien-2-1768426.html