Tính thực dụng của đạo Phật thế kỷ 21

Tính thực dụng của đạo Phật Thế kỷ 21 là gì thì chúng ta có thể đưa ra nhiều câu giải đáp chu toàn hơn. Đạo Phật là một truyền thống độc đáo, có thể được xem là một tôn giáo, nhưng đồng thời, không thực sự phù hợp với định nghĩa hẹp hòi về tôn giáo mà các tư tưởng gia phương Tây có thể đưa ra.

Tính Thực dụng của đạo Phật Thế kỷ 21 là gì thì chúng ta có thể đưa ra nhiều câu giải đáp chu toàn hơn. Đạo Phật là một truyền thống độc đáo, có thể được xem là một tôn giáo, nhưng đồng thời, không thực sự phù hợp với định nghĩa hẹp hòi về tôn giáo mà các tư tưởng gia phương Tây thường đưa ra.

Tác giả: Anam Thubten Rinpoche
Việt dịch: Thích Vân Phong

Hôm nay, tôi chia sẻ pháp thoại với chủ đề: “Tính thực dụng của đạo Phật thế kỷ 21” (The Relevance of Buddhism in the 21st Century) ở Luân Đôn, Vương quốc Anh, một trong những nơi ra đời của thế giới hiện đại của chúng ta. Hiện tại, Luân Đôn vẫn là một thành phố hùng cường, một trung tâm kinh tế và văn hóa, nhưng có rất nhiều thành phố thế giới khác cũng hùng mạnh không kém, nếu không muốn nói là hơn thế.

Bản thân Vương quốc Anh là một nước tương đối nhỏ trên một hòn đảo với dân số khiêm tốn. Thật khó để hình dung rằng, ngày xưa, Vương quốc này đã kiến tạo một đế chế lớn nhất từng thấy và khởi xướng cuộc cách mạng công nghiệp, từ đó khai sinh ra thế giới khoa học và công nghệ hiện đại mà chúng ta đang tận hưởng ngày nay.

Anam Thubten Rinpoche. Nguồn: botanika-bremen.de

Chủ đề như đề cập rất thú vị để tư duy, tuy nhiên đây là điều mà hầu hết các phật tử thậm chí không nghĩ đến trong cuộc sống thường nhật, khi họ đắm mình trong niềm an lạc hạnh phúc qua việc thực hành đức tin của mình. Nhưng trong thời đại mới này thật cần thiết để thảo luận, trong đó nhiều tổ chức tôn giáo đang sụp đổ không chỉ vì một mà còn do nhiều yếu tố khác nhau.

Ở thế giới phương Tây, những người không tôn giáo là nhóm dân số tăng trưởng nhanh nhất. Thánh đường, Nhà thờ đang thu hút vô số tín đồ mà không cần người thuyết giáo hay hay gõ cửa từng nhà bằng tờ rơi tuyên truyền giáo lý Kitô. Điều này một phần là do nhiều người không tin vào các học thuyết tôn giáo chính thống, hoặc vì họ tự nhận bản thân là người “tâm linh nhưng không tôn giáo”.

Ngoài ra, trong cuộc sống hiện đại còn có rất nhiều việc phải làm: nấu ăn, đi chơi, xem TV, v.v. Trừ khi có một sự ngạc nhiên bất ngờ nào đó làm đảo ngược xu hướng này, nếu không thì phương Tây sẽ ngày càng trở nên phi tôn giáo hơn. Nó sẽ không còn là thành trì của các tôn giáo Do Thái-Kitô giáo nữa. Một số công dân Mỹ thuộc phe chính trị cánh hữu có tầm nhìn không tưởng về việc biến quốc gia của học thành Cơ đốc giáo. Nhưng có lẽ nhiều khả năng hơn để nhìn thấy những những người sống trong một thuộc địa của con người trên sao Hỏa có nhiều khả năng hơn là chứng kiến Hoa Kỳ trở thành một quốc gia hoàn toàn theo Thiên Chúa giáo, như trước đây vào đầu thế kỷ 19, hoặc những thập niên đầu những năm 1800.

Còn đạo Phật thì sao? Thật khó để dự đoán tương lai của Phật giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta điều chỉnh lại câu thắc mắc thành: “Tính Thực dụng của đạo Phật Thế kỷ 21 là gì” thì chúng ta có thể đưa ra nhiều câu giải đáp chu toàn hơn. Đạo Phật là một truyền thống độc đáo, có thể được xem là một tôn giáo, nhưng đồng thời, không thực sự phù hợp với định nghĩa hẹp hòi về tôn giáo mà các tư tưởng gia phương Tây có thể đưa ra. Phật giáo lớn hơn quan niệm tôn giáo của phương Tây, vốn thường bắt nguồn từ ý tưởng không thể nghi ngờ rằng Đức Chúa là một đấng duy nhất đã sáng tạo ra toàn cõi vũ trụ. Ngược lại, quan điểm như thế bị đạo Phật phủ nhận hết lần này đến lần khác để đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ bị hiểu sai là hữu thần.

Có nhiều lý do xác đáng cho “Tính Thực dụng của đạo Phật Thế kỷ 21” này, một trong số đó là đạo Phật không xây dựng nền tảng hữu thần cơ bản như Kitô giáo, thay vào đó là sự hiểu biết về bản chất thực sự của thực tại. Vì thế, những người không thể áp đặt mình tin vào Đức Chúa, có thể tìm một nơi tôn nghiêm tâm linh và cảm thấy rằng có một hành trình siêu việt khác. Nhiều Phật giáo đồ phương Tây đến với đạo Phật vì, trong số những lý do khác, họ mong muốn tìm kiếm một hành trình tâm linh mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, nhưng họ không thể chấp nhận giáo lý của một vị Thần linh.

Cách đây vài năm, một thân hữu của tôi làm việc ở Googleplex, tên của trụ sở của Google tại 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, Santa Clara, California, Mỹ; Gần San Jose, nói với tôi rằng công ty có nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Trong số các nhóm tôn giáo, câu lạc bộ Phật giáo khá lớn, các cuộc họp mặt của nhóm có sự tham gia của những người thuộc các tầng lớp khác nhau – một số người trong số họ là phật tử có văn hóa, học vị cao và một số người không xác định là quy y đạo Phật. Nhiều nhân viên của Google là những tấm gương đích thực của thế kỷ 21; họ có trình độ học vấn cao và được hưởng nhiều lợi ích mà mọi người trong quá khứ thậm chí không thể mơ tới.

Có thể đây là một ví dụ nhỏ về giáo lý đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng có rất nhiều phúc lợi cho chúng ta, bất kể hệ thống tín ngưỡng của chúng ta là gì.

Hình ảnh của hotpot.ai

Đức Phật có tầm nhìn thẩm thấu về thân phận con người. Ngài nhận ra rằng tâm trí của con người là thế giới chứa đựng nguồn gốc của đau khổ và sự giải thoát của chúng ta. Ngài đã trao toàn bộ giáo lý trí tuệ và kỹ thuật về cách làm việc với tâm thức và cách chuyển hóa tận gốc của những nỗi khổ niềm đau.

Theo nghĩa này, đức Phật là một nhà tâm lý học giác ngộ, người hiểu được hoạt động của tâm trí con người và biết cách giải thoát chúng ta khỏi những cạm bẫy của nó. Tham thiền, quán tưởng là một trong những pháp môn tu học chính của Ngài giảng dạy. Ngày nay, việc tham thiền, quán tưởng, sự công phu tu tập thiền pháp này đang giúp rất nhiều người vượt qua những xung đột nội tâm và khám phá sự bình an nội tâm. Những gì được gọi là chánh niệm bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo. Thật kinh ngạc khi nhận thấy chánh niệm đã trở nên phổ biến như thế nào; nó được mọi người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau đón nhận và được nhiều tổ chức ứng dụng thực tiễn để nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Tại phương Đông hiện nay đạo Phật vẫn hưng thịnh. Sớm hay muộn, khi các xã hội châu Á trở nên hiện đại hơn, nhiều người sẽ tự nhiên trở nên thế tục hơn. Để đạo Phật phát triển bền vững trong thời đại mới này, chúng ta phải đảm bảo rằng, Phật pháp đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người hiện đại, những người có lối sống không ngừng tiến hóa. Nhiệm vụ này đặt lên vai các nhà lãnh đạo Phật giáo và các vị Giảng sư Phật học. Nếu các nhà lãnh đạo Phật giáo có cách tiếp cận hiện đại và thực tiễn, Phật giáo sẽ trường tồn và tiếp tục giúp đỡ nhân loại tự phát hiện nội tâm có sự bình an và hạnh phúc. Điều này là do họ tự phát hiện trí tuệ chân thật cùng khắp không gian thời gian, vượt qua mọi ranh giới văn hóa, đây cũng là lý do tại sao nhiều trí thức cho rằng đạo Phật là tôn giáo duy nhất có thể đi cùng với tư duy hiện đại, cụ thể là khoa học.

Sau đó có Phật giáo ở phương Tây, đang phát triển hương vị đặc trưng của bản thân nó. Ở một phương diện nào đó, biểu hiện này của đạo Phật đã bắt đầu có ảnh hưởng ngay cả ở châu Á, nơi Phật giáo khởi nguồn. Tôi nhận thấy nhiều người phương Tây tu học Phật pháp không chỉ đạt được chính kiến, chánh tín Phật giáo mà còn có lòng chân thành để chuyển hóa bản thân thông qua các việc ứng dụng thực tiễn Giáo pháp cao quý.

Các vị Giảng sư Phật học thường gặp phải thách thức khi hướng dẫn tu học Phật pháp tại phương Tây, nơi không có nguồn gốc lịch sử, trong khi hầu hết Phật tử châu Á lớn lên trong một nền văn hóa thấm nhuần các thực hành Phật giáo. Ở một khía cạnh nào đó, đây không phải là dấu hiệu xấu. Nó cho phép đạo Phật tiếp tục là một Giáo pháp linh hoạt với hùng lực giải thoát, thay vì một truyền thống cũ đã mất đi sự linh động và sức sống. Đối với tôi, việc tất cả những người có học vấn cao với tư duy logic ở phương Tây theo Phật giaos là bằng chứng cho thấy truyền thống này tiếp tục có ý nghĩa rất lớn trong thời đại chúng ta, ngay cả khi người ta sống trong xã hội thế tục và hiện đại nhất.

Tác giả: Anam Thubten Rinpoche
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tinh-thuc-dung-cua-dao-phat-the-ky-21.html