Tìm lại công trường khai thác đá quý để ghép 2 lá cờ trong Lăng Bác

Theo trang thông tin điện tử của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được công khai: 'Ở thế kỷ XX, đá núi Thanh Hóa lại tiếp tục đi vào lịch sử khi có những đóng góp không nhỏ trong công trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở hồ sơ xây dựng Lăng Bác, Nhân dân Thanh Hóa có thể tự hào về một danh sách đá núi xứ Thanh, những loại đá quý được đánh giá ngang với các loại đá quý và hiếm nhất thế giới. Bên cạnh đá đỏ Cẩm Vân, đá xanh núi Nhồi (Đông Sơn), đá trắng bông tuyết ở núi Lở (Vĩnh Lộc), nơi đây còn có một loại đá quý mà không nơi nào có được, đó là đá đỏ mang màu cờ Tổ quốc...'.

Dấu tích của việc ghè đẽo theo thớ để khai thác đá núi Chông ở thôn Đá Chông, xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy) những năm 1973 - 1974 vẫn còn nguyên đến ngày nay.

Dấu tích của việc ghè đẽo theo thớ để khai thác đá núi Chông ở thôn Đá Chông, xã Cẩm Vân (Cẩm Thủy) những năm 1973 - 1974 vẫn còn nguyên đến ngày nay.

Riêng 2 lá cờ Tổ quốc và cờ Đảng hướng về nơi đặt thi hài Bác, vì tình cảm cũng như ý thức dân tộc, lãnh đạo Nhà nước quyết định phải làm bằng các loại đá quý trong nước. Đá núi Chông ở Cẩm Thủy được phát hiện có những thớ màu vàng như màu ngôi sao trong lá cờ nên được lựa chọn.

Đây là một ngọn núi nằm giữa cánh đồng lúa thôn Đá Chông, có ngọn không quá cao.

Trong một số phiến đá có xen lẫn những khoảng màu vàng, được quân đội và địa phương huy động người khai thác khi ấy.

Trong một số phiến đá có xen lẫn những khoảng màu vàng, được quân đội và địa phương huy động người khai thác khi ấy.

Bà Phạm Thị Sự - một người dân địa phương từng là nhân chứng của quá trình khai thác đá núi Chông kể lại từng chi tiết và các mốc thời gian của sự kiện.

Bà Phạm Thị Sự - một người dân địa phương từng là nhân chứng của quá trình khai thác đá núi Chông kể lại từng chi tiết và các mốc thời gian của sự kiện.

"Khi ấy, tôi mới làm cán bộ văn phòng của xã Cẩm Vân. Năm 1973, cán bộ Nhà nước có về xã đưa các thủ tục, giấy tờ về việc khảo sát, khai thác đá để phục vụ cho công trình xây dựng Lăng Bác. Toàn bộ quy trình khảo sát, khai thác, vận chuyển đá (bằng ô tô) đều do các cán bộ, công nhân Nhà nước cử về làm. Các cán bộ kỹ thuật, công nhân sinh hoạt, nghỉ ngơi ngay tại một số nhà dân ở gần chân đồi Chông" - bà Phạm Thị Sự cho biết.

Sau khi được khai thác phục vụ xây dựng Lăng Bác, núi Chông được quản lý và bảo vệ bởi quân đội, cấm người dân khai thác đá.

Sau khi được khai thác phục vụ xây dựng Lăng Bác, núi Chông được quản lý và bảo vệ bởi quân đội, cấm người dân khai thác đá.

Tại xã Điền Hạ (Bá Thước), một mẫu đá quý có màu đỏ đẹp đúng như màu nền Quốc kỳ và Đảng kỳ. "Sau nhiều tháng trời lặn lội khắp các vùng quê trên cả nước, căn cứ vào bản đồ địa chất và nhất là những mẫu đá được Nhân dân các địa phương gửi về, Cục Bản đồ đã gửi mẫu nhờ chuyên gia nước ngoài xác minh. Kết quả, ở khu vực thung Ken Rai, trên đồi Chợ Phét, thuộc làng Duồng, xã Điền Hạ, huyện Bá Thước, Thanh Hóa có một mẫu đá quý có màu đỏ đẹp lạ lùng, hơn hẳn nhiều mẫu đá được thử nghiệm trước đó" - thông tin từ Trang thông tin điện tử của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau khi tìm hiểu nhiều sử liệu từ huyện Bá Thước, nhà nghiên cứu lịch sử địa phương Hà Nam Ninh và các nhân chứng, phóng viên xác định được khu vực khai thác đá đỏ mà người dân địa phương gọi là đá hồng ngọc, nay thuộc đồi Phét, làng Duồng, xã Điền Hạ.

Khu vực đồi Phét thuộc làng Duồng, xã Điền Hạ được xác định nơi khai thác đá đỏ để gắn thành nền cờ trong Lăng Bác. Ngày nay, khu đồi trở thành rừng sản xuất của Nhân dân với chủ yếu là luồng, xoan và keo.

Khu vực đồi Phét thuộc làng Duồng, xã Điền Hạ được xác định nơi khai thác đá đỏ để gắn thành nền cờ trong Lăng Bác. Ngày nay, khu đồi trở thành rừng sản xuất của Nhân dân với chủ yếu là luồng, xoan và keo.

Cuốn sách ““Dư địa chí huyện Bá Thước” cũng có nội dung: "Để có đủ lượng đá làm hai lá cờ rộng 32m2 trong Lăng Bác, sau khi nhận nhiệm vụ từ Trung ương, Huyện ủy và UBND huyện Bá Thước đã huy động hàng nghìn đoàn viên, thanh niên ưu tú và dân quân, bộ đội lấy đá vận chuyển về Ba Đình".

Trên khắp triền đồi ngày nay còn vương vãi những khối đá màu đỏ đậm nhạt khác nhau. Khi mang đi rửa sạch, màu đá càng đỏ tươi.

Trên khắp triền đồi ngày nay còn vương vãi những khối đá màu đỏ đậm nhạt khác nhau. Khi mang đi rửa sạch, màu đá càng đỏ tươi.

Đá đỏ đồi Phét được coi là phát hiện quan trọng của đoàn địa chất của Trung ương khi ấy, bởi họ đã đi khảo sát nhiều vùng trong nước nhưng chưa tìm được mẫu đá ưng ý.

Đá đỏ đồi Phét được coi là phát hiện quan trọng của đoàn địa chất của Trung ương khi ấy, bởi họ đã đi khảo sát nhiều vùng trong nước nhưng chưa tìm được mẫu đá ưng ý.

“Mẫu đá đỏ ở đây vừa rất đẹp lại đảm bảo tính chất cơ lý và nhất là tính an toàn về phóng xạ, có thể chịu được hàng nghìn năm không bị phai ố (...). Đây là loại đá Thạch Anh tái kết tinh, khi được nhiệt độ cao từ lòng núi lửa làm nóng chảy, gặp nơi có thành phần quặng sắt với tỉ lệ thích hợp, sẽ phối trộn. Khoáng vật tái kết tinh có màu đỏ giống màu đỏ Quốc kỳ và Đảng kỳ của ta. (...) Ngay sau khi phát hiện mỏ đá quý, đích thân ông Đỗ Mười (khi đó là Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Xây dựng Lăng Bác) đã vào tận huyện miền núi Bá Thước để thành lập Ban Chỉ huy công trường khai thác đá nhằm đảm bảo tiến độ cho công trình được hoàn thành trước ngày Quốc khánh năm 1975" - Thông tin từ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Trương Phúc Chủ, người dân xã Điền Hạ, đồng thời là nguyên cán bộ huyện Bá Thước khi ấy sau này kể lại nhiều câu chuyện liên quan. Chính ông Chủ cũng là người trong Ban Chỉ huy công trường khai thác năm 1974, đã giữ một viên đá làm kỷ niệm.

Ông Trương Phúc Chủ, người dân xã Điền Hạ, đồng thời là nguyên cán bộ huyện Bá Thước khi ấy sau này kể lại nhiều câu chuyện liên quan. Chính ông Chủ cũng là người trong Ban Chỉ huy công trường khai thác năm 1974, đã giữ một viên đá làm kỷ niệm.

Sử liệu của huyện Bá Thước cũng đề cập: Vào mùa hè năm 1974, hàng ngàn người dân đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái ở huyện miền núi Bá Thước đã cơm đùm, cơm nắm về công trường đá tại thung lũng Ken Rai khai thác đá Hồng Ngọc quý để gửi về xây Lăng Bác.

Trong vòng 7 tháng, đã có hơn 300 khối đá lớn nhỏ được đồng bào Bá Thước khai thác cho các đơn vị liên quan vận chuyển về Hà Nội. Sau khi khai thác xong, đích thân ông Chủ trực tiếp ra Hà Nội bàn giao đá cho bộ phận xây dựng Lăng để chế tác thành các miếng mỏng trước khi lắp ghép vào khung hai lá đại kỳ. 4.000 mẫu đá màu đỏ tương ứng với con số 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trong vòng 7 tháng, đã có hơn 300 khối đá lớn nhỏ được đồng bào Bá Thước khai thác cho các đơn vị liên quan vận chuyển về Hà Nội. Sau khi khai thác xong, đích thân ông Chủ trực tiếp ra Hà Nội bàn giao đá cho bộ phận xây dựng Lăng để chế tác thành các miếng mỏng trước khi lắp ghép vào khung hai lá đại kỳ. 4.000 mẫu đá màu đỏ tương ứng với con số 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Được biết, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, chiến tranh chống Mỹ còn ác liệt. Để bảo đảm an toàn, thi hài Bác được đưa lên bảo quản ở Khu Di tích Đá Chông thuộc Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ). Đến ngày 2/9/1973, công trình Lăng Bác mới chính thức được khởi công dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Lúc này, Nhân dân cả nước đã hăng hái góp những vật liệu quý nhất để xây dựng, mà Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương tích cực nhất.

Quá trình sưu tầm, thực hiện bài viết này, phóng viên muốn chụp hình 2 lá cờ được gắn từ đá Thanh Hóa để cung cấp đến độc giả, nhưng theo quy định, không được mang theo các thiết bị điện tử và cấm chụp ảnh trong Lăng. Bằng mắt thường có thể nhận thấy, đến nay, 2 bức đại kỳ qua hàng chục năm vẫn có màu đỏ tươi của đá hồng ngọc Bá Thước, ngôi sao màu vàng tự nhiên của đá núi Chông huyện Cẩm Thủy.

Lê Đồng

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/tim-lai-cong-truong-khai-thac-da-quy-de-ghep-2-la-co-trong-lang-bac-214531.htm