Thấy gì qua việc doanh thu của ExxonMobil và Chevron giảm mạnh?

Thứ Sáu (27/10), hai gã khổng lồ Mỹ ExxonMobil và Chevron đã báo cáo doanh thu hàng quý giảm mạnh so với năm 2022, khi giá hydrocarbon tăng vọt, thể hiện vai trò cân bằng giữa sự phát triển trong các hoạt động truyền thống và công cuộc chống biến đổi khí hậu.

ExxonMobil mất một nửa lợi nhuận ròng trong quý 3, giảm xuống còn 9,07 tỷ USD, sau 1 năm đạt mức kỷ lục 19,66 tỷ USD do giá dầu và khí đốt tăng vọt khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra.

Doanh thu của ExxonMobil đã giảm xuống còn 90,76 tỷ USD, so với mức 112 tỷ USD hồi quý III/2022.

Kết quả này thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích, nguyên nhân là do biên lợi nhuận trong các hoạt động hóa học thấp và do tác động bất lợi trong các sản phẩm phái sinh.

Tuy nhiên, ExxonMobil đã được hưởng lợi từ hiệu suất sản xuất của các nhà máy lọc dầu toàn cầu, đạt mức kỷ lục 4,2 triệu thùng/ngày.

Mức tăng sản lượng này đạt được là nhờ thỏa thuận thu mua Pioneer Natural Resources, giúp củng cố vị thế của tập đoàn trong lĩnh vực dầu khí đá phiến vốn gây nhiều tranh cãi.

Trong một cuộc họp với các nhà phân tích hôm thứ Sáu (27/10), ban lãnh đạo của tập đoàn đã nhắc lại rằng giao dịch trị giá 60 tỷ USD này sẽ giúp “tăng sản lượng tại lưu vực Permian ở Mỹ, tăng cường an ninh năng lượng và đẩy nhanh con đường hướng tới mục tiêu trung hòa carbon của Pioneer”.

Ban đầu Pioneer dự báo sẽ đạt mục tiêu vào năm 2050, nhưng khi ExxonMobil tuyên bố sáp nhập, mục tiêu sẽ được rút ngắn đến năm 2035.

Để thể hiện cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, ExxonMobil cũng nêu bật thương vụ mua lại Denbury, một công ty Mỹ chuyên thu hồi CO2, với tổng trị giá 4,9 tỷ USD.

Cam kết lâu dài

Denbury có nhiệm vụ tăng cường hoạt động kinh doanh giải pháp carbon thấp của ExxonMobil bằng cách giúp ngành công nghiệp Bờ biển vùng Vịnh Mexico giảm 100 triệu tấn CO2.

ExxonMobil bảo đảm rằng cả hai giao dịch trên đều “thể hiện rõ cam kết liên tục của chúng tôi, tiếp tục đáp ứng nhu cầu toàn cầu về năng lượng và các sản phẩm thiết yếu đồng thời giảm lượng khí thải” gây hiệu ứng nhà kính.

Thứ Hai (23/10), Chevron cũng đã cho biết rằng họ có ý định tiếp quản công ty sản xuất dầu và khí đốt Hess của Mỹ với giá 60 tỷ USD (bao gồm cả nợ).

Peter McNally, nhà phân tích của công ty này, cho biết: “Cơn bão mua lại của Chevron và ExxonMobil nhắc nhở các chuyên gia của Third Bridge về việc hình thành những “siêu chuyên ngành” từ 25 năm trước, một kỷ nguyên đã biến đổi ngành công nghiệp dầu mỏ”.

Theo ông, mục tiêu thời điểm đó là hợp nhất chi phí, còn mục tiêu ngày nay là “tập trung tài sản và xây dựng chuyên môn theo các nguồn tài nguyên cụ thể”.

Thương vụ mua lại Hess dự kiến hoàn tất vào nửa đầu năm 2024, giúp Chevron đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

Đặc biệt là khi Chevron nắm giữ cổ phần của Hess trong Lô "Stabroek" ngoài khơi Guyana, một quốc gia Nam Mỹ nhỏ có trữ lượng dầu thô bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Giám đốc điều hành Hess John Hess cho biết hôm thứ Hai (23/10): “Đây là phát hiện dầu lớn nhất thế giới trong 10 năm qua, với chi phí cung cấp thấp và lượng carbon thấp”.

Chevron cũng sẽ sở hữu cổ phần tại lưu vực giàu dầu đá phiến Bakken (Bắc Dakota), cùng với một số dự án tại Vịnh Mexico và Vịnh Thái Lan.

Mặc dù cả hai tập đoàn đều nhấn mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng lại không thể đưa ra quỹ đạo phát triển nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Năm 2023 có khả năng sẽ trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay. Các khu vực trên thế giới đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng, bão, lũ lụt chết người, hết thảm họa này đến thảm họa khác.

Biến đổi khí hậu là “mối đe dọa hiện hữu” đối với sự sống trên Trái đất, một nhóm các nhà khoa học hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo hôm thứ Ba (24/10) trong một báo cáo phân tích các hiện tượng thời tiết cực đoan năm 2023.

Theo quan điểm chung của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), thứ Hai (23/10), EU sẽ bảo vệ mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch bị đốt nhưng không thu hồi CO2 tại Hội nghị COP28, diễn ra từ ngày 30/11 - 12/12 tại Dubai.

Khoảng 15:15 GMT, cổ phiếu ExxonMobil mất 2,04%, còn cổ phiếu Chevron giảm 5,21% trên Sở giao dịch chứng khoán New York.

Ý Thiên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/thay-gi-qua-viec-doanh-thu-cua-exxonmobil-va-chevron-giam-manh-697850.html