'Sát thủ hành tinh' cắt quỹ đạo Trái Đất, kịch bản nào có thể xảy ra?

2022 AP7 được phát hiện trong vùng không gian giữa Trái đất và sao Kim, và là tiểu hành tinh lớn nhất có thể gây nguy hiểm cho Trái đất từng được phát hiện trong 8 năm qua.

Các nhà thiên văn học gần đây đã phát hiện ra một tiểu hành tinh khổng lồ có tên là 2022AP7, với đường kính 1.500 mét, quỹ đạo của tiểu hành tinh này chuyển động bên trong quỹ đạo của Trái Đất và cắt với quỹ đạo của Trái Đất. Các nhà thiên văn học gọi tiểu hành tinh lớn như vậy là " sát thủ hành tinh", một khi va vào Trái Đất sẽ gây ra thảm họa diệt vong sinh thái.

Các nhà thiên văn học gần đây đã phát hiện ra một tiểu hành tinh khổng lồ có tên là 2022AP7, với đường kính 1.500 mét, quỹ đạo của tiểu hành tinh này chuyển động bên trong quỹ đạo của Trái Đất và cắt với quỹ đạo của Trái Đất. Các nhà thiên văn học gọi tiểu hành tinh lớn như vậy là " sát thủ hành tinh", một khi va vào Trái Đất sẽ gây ra thảm họa diệt vong sinh thái.

Tiểu hành tinh rộng 1,5km này được các nhà khoa học phát hiện trong vùng không gian giữa Trái đất và sao Kim - khu vực vốn nổi tiếng là nơi khó phát hiện các vật thể do ánh sáng chói từ Mặt trời - và đặt tên nó là 2022 AP7.

Tiểu hành tinh rộng 1,5km này được các nhà khoa học phát hiện trong vùng không gian giữa Trái đất và sao Kim - khu vực vốn nổi tiếng là nơi khó phát hiện các vật thể do ánh sáng chói từ Mặt trời - và đặt tên nó là 2022 AP7.

Các nhà khoa học tìm thấy tiểu hành tinh đặc biệt này bằng cách sử dụng máy ảnh năng lượng tối của kính viễn vọng Victor M. Blanco đặt tại Chile, thiết bị vốn được phát triển với mục đích nghiên cứu vật chất tối.

Các nhà khoa học tìm thấy tiểu hành tinh đặc biệt này bằng cách sử dụng máy ảnh năng lượng tối của kính viễn vọng Victor M. Blanco đặt tại Chile, thiết bị vốn được phát triển với mục đích nghiên cứu vật chất tối.

Tác giả chính của nghiên cứu trên - nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie - cho biết: "Việc 2022 AP7 đi qua quỹ đạo của Trái đất khiến nó trở thành một tiểu hành tinh có nguy cơ tiềm tàng. Tuy nhiên, chưa phát hiện quỹ đạo khiến tiểu hành tinh này va chạm với Trái đất ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần".

Tác giả chính của nghiên cứu trên - nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie - cho biết: "Việc 2022 AP7 đi qua quỹ đạo của Trái đất khiến nó trở thành một tiểu hành tinh có nguy cơ tiềm tàng. Tuy nhiên, chưa phát hiện quỹ đạo khiến tiểu hành tinh này va chạm với Trái đất ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần".

Mối đe dọa tiềm tàng đến từ thực tế là giống như bất kỳ vật thể quay quanh quỹ đạo nào, quỹ đạo của tiểu hành tinh này sẽ bị thay đổi từ từ do vô số lực hấp dẫn, đặc biệt là bởi các hành tinh. Do đó, rất khó dự báo về hướng đi của 2022 AP7 trong dài hạn.

Mối đe dọa tiềm tàng đến từ thực tế là giống như bất kỳ vật thể quay quanh quỹ đạo nào, quỹ đạo của tiểu hành tinh này sẽ bị thay đổi từ từ do vô số lực hấp dẫn, đặc biệt là bởi các hành tinh. Do đó, rất khó dự báo về hướng đi của 2022 AP7 trong dài hạn.

Theo ông Sheppard, 2022 AP7 mất 5 năm để quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo hiện tại của nó, trong khi điểm gần Trái đất nhất vẫn còn cách vài triệu km. Do đó, mức độ rủi ro được đánh giá là rất thấp.

Theo ông Sheppard, 2022 AP7 mất 5 năm để quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo hiện tại của nó, trong khi điểm gần Trái đất nhất vẫn còn cách vài triệu km. Do đó, mức độ rủi ro được đánh giá là rất thấp.

Bạn phải biết rằng tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới chứa sức mạnh chưa đến 10 tỷ tấn TNT, theo cách này, sức mạnh của 2022 AP7 tương đương với sức mạnh của tất cả bom hạt nhân trên thế giới được chồng lên gần 17 lần.

Bạn phải biết rằng tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới chứa sức mạnh chưa đến 10 tỷ tấn TNT, theo cách này, sức mạnh của 2022 AP7 tương đương với sức mạnh của tất cả bom hạt nhân trên thế giới được chồng lên gần 17 lần.

Mặc dù tính toán này không chính xác lắm nhưng năng lượng va chạm cũng sẽ thay đổi theo tốc độ va chạm và mật độ của tiểu hành tinh. Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử và nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu một tiểu hành tinh có kích thước vài chục mét đâm vào một khu vực đông dân cư, nó sẽ phá hủy một thành phố; nếu một tiểu hành tinh có kích thước hơn 100 mét rơi xuống, nó có thể phá hủy một đất nước.

Mặc dù tính toán này không chính xác lắm nhưng năng lượng va chạm cũng sẽ thay đổi theo tốc độ va chạm và mật độ của tiểu hành tinh. Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử và nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu một tiểu hành tinh có kích thước vài chục mét đâm vào một khu vực đông dân cư, nó sẽ phá hủy một thành phố; nếu một tiểu hành tinh có kích thước hơn 100 mét rơi xuống, nó có thể phá hủy một đất nước.

Theo đó một tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn một cây số đâm vào Trái Đất sẽ đủ sức mạnh mang đến thảm họa tàn khốc cho loài người và hệ sinh thái. Những cơn sóng thần và động đất khổng lồ sẽ lần lượt tấn công thế giới, và các thành phố ven biển có thể bị nhấn chìm hoàn toàn.

Theo đó một tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn một cây số đâm vào Trái Đất sẽ đủ sức mạnh mang đến thảm họa tàn khốc cho loài người và hệ sinh thái. Những cơn sóng thần và động đất khổng lồ sẽ lần lượt tấn công thế giới, và các thành phố ven biển có thể bị nhấn chìm hoàn toàn.

Lửa và khói che khuất Mặt Trời, và những sinh vật sống sót sau thảm họa sẽ phải gánh chịu hậu quả của mùa đông hạt nhân: tất cả thực vật mất khả năng quang hợp và chết, động vật ăn cỏ là loài đầu tiên bị tuyệt chủng, động vật ăn thịt cũng theo đó mà diệt vong, chuỗi thức ăn bị phá vỡ tạo thành sự tuyệt chủng hàng loạt các loài, kể cả vi sinh vật.

Lửa và khói che khuất Mặt Trời, và những sinh vật sống sót sau thảm họa sẽ phải gánh chịu hậu quả của mùa đông hạt nhân: tất cả thực vật mất khả năng quang hợp và chết, động vật ăn cỏ là loài đầu tiên bị tuyệt chủng, động vật ăn thịt cũng theo đó mà diệt vong, chuỗi thức ăn bị phá vỡ tạo thành sự tuyệt chủng hàng loạt các loài, kể cả vi sinh vật.

Ngoài 2022 AP7, các nhà khoa học còn phát hiện hai tiểu hành tinh khác, tuy không gây rủi ro cho Trái đất nhưng một trong số đó là tiểu hành tinh gần Mặt trời nhất từng được phát hiện.

Ngoài 2022 AP7, các nhà khoa học còn phát hiện hai tiểu hành tinh khác, tuy không gây rủi ro cho Trái đất nhưng một trong số đó là tiểu hành tinh gần Mặt trời nhất từng được phát hiện.

Theo các nhà khoa học, hiện có khoảng 30.000 tiểu hành tinh ở mọi kích cỡ - trong đó có hơn 850 tiểu hành tinh rộng hơn 1km - được đánh giá là tiềm ẩn nguy hiểm và gắn nhãn "Các vật thể gần Trái đất" (NEO). Tuy nhiên, không có tiểu hành tinh nào đe dọa Trái đất trong 100 năm tới. Ông Sheppard cho rằng "có thể vẫn còn 20 đến 50 NEO chưa được phát hiện" và hầu hết trong số chúng đều nằm trong vùng ánh sáng chói của Mặt trời.

Theo các nhà khoa học, hiện có khoảng 30.000 tiểu hành tinh ở mọi kích cỡ - trong đó có hơn 850 tiểu hành tinh rộng hơn 1km - được đánh giá là tiềm ẩn nguy hiểm và gắn nhãn "Các vật thể gần Trái đất" (NEO). Tuy nhiên, không có tiểu hành tinh nào đe dọa Trái đất trong 100 năm tới. Ông Sheppard cho rằng "có thể vẫn còn 20 đến 50 NEO chưa được phát hiện" và hầu hết trong số chúng đều nằm trong vùng ánh sáng chói của Mặt trời.

Xem thêm video: Cận cảnh “pháo đài” truy tìm người ngoài hành tinh mới ra lò. Nguồn: Kienthucnet.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sat-thu-hanh-tinh-cat-quy-dao-trai-dat-kich-ban-nao-co-the-xay-ra-1805646.html