Sạt lở bờ sông Lam, mỗi năm 'nuốt chửng' cả nghìn mét vuông đất

Hàng năm, bờ sông Lam đoạn qua xã Long Xá (huyện Hưng Nguyên) và Trung Phúc Cường (Nam Đàn, Nghệ An) sạt lở sâu, nhiều diện tích đất bị cuốn mất khiến người dân lo lắng.

Video sạt lở bờ sông Lam lấn sâu vào đất liền khiến người dân lo lắng.

Bãi bồi bờ sông Lam nằm ở khu vực giữa cầu Yên Xuân mới và cầu Yên Xuân cũ thuộc địa bàn hai xã Long Xá (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và xã Trung Phúc Cường (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) những năm gần đây xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng kéo dài hàng nghìn mét khiến người dân và chính quyền địa phương lo lắng.

Bãi bồi bờ sông Lam nằm ở khu vực giữa cầu Yên Xuân mới và cầu Yên Xuân cũ thuộc địa bàn hai xã Long Xá (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và xã Trung Phúc Cường (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) những năm gần đây xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng kéo dài hàng nghìn mét khiến người dân và chính quyền địa phương lo lắng.

Ông Võ Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Long Xá (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, bãi đất dưới chân cầu Yên Xuân (mới) của xã trước đây rất rộng, kéo dài đến nửa cây cầu vượt ra sông. Khoảng 4 năm trở lại đây, bờ sông Lam qua địa bàn xã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng khiến vùng đất này bị thu hẹp một diện tích rất lớn.

Ông Võ Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Long Xá (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết, bãi đất dưới chân cầu Yên Xuân (mới) của xã trước đây rất rộng, kéo dài đến nửa cây cầu vượt ra sông. Khoảng 4 năm trở lại đây, bờ sông Lam qua địa bàn xã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng khiến vùng đất này bị thu hẹp một diện tích rất lớn.

Ông Võ Văn Chiến cho hay, khu vực đất dưới chân cầu hàng năm được người dân trong xã trồng hoa màu. Tuy nhiên nước sông lấn sâu gây sạt lở khiến một diện tích đất lớn bị mất. Trung bình hàng năm nước sông cuốn trôi từ 1 đến 2 mẫu đất của xã này, tương đương 500-1.000m2 đất.

Ông Võ Văn Chiến cho hay, khu vực đất dưới chân cầu hàng năm được người dân trong xã trồng hoa màu. Tuy nhiên nước sông lấn sâu gây sạt lở khiến một diện tích đất lớn bị mất. Trung bình hàng năm nước sông cuốn trôi từ 1 đến 2 mẫu đất của xã này, tương đương 500-1.000m2 đất.

Phó Chủ tịch xã Long Xá cho hay, bờ sông bị sạt lở sâu vào trong có nhiều nguyên nhân như mưa lũ, dòng chảy. Bên cạnh đó có ảnh hưởng lớn do việc các tàu khai thác cát ở lòng sông. "Năm vừa rồi đất sát bờ sông của xã bị sạt lở khoảng 4ha. Hàng năm xã đã trồng cây ven sông chống sạt lở nhưng không khả quan. Chỉ còn biện pháp làm kè mới có hiệu quả nhưng xã thì không có kinh phí", ông Võ Văn Chiến - Phó Chủ tịch xã Long Xá nói.

Phó Chủ tịch xã Long Xá cho hay, bờ sông bị sạt lở sâu vào trong có nhiều nguyên nhân như mưa lũ, dòng chảy. Bên cạnh đó có ảnh hưởng lớn do việc các tàu khai thác cát ở lòng sông. "Năm vừa rồi đất sát bờ sông của xã bị sạt lở khoảng 4ha. Hàng năm xã đã trồng cây ven sông chống sạt lở nhưng không khả quan. Chỉ còn biện pháp làm kè mới có hiệu quả nhưng xã thì không có kinh phí", ông Võ Văn Chiến - Phó Chủ tịch xã Long Xá nói.

Giáp ranh xã Long Xá là bãi bồi thuộc địa bàn xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn, Nghệ An) cũng trong tình trạng tương tự khi một diện tích lớn đất bị nước sông "nuốt chửng" nhiều năm qua.

Giáp ranh xã Long Xá là bãi bồi thuộc địa bàn xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn, Nghệ An) cũng trong tình trạng tương tự khi một diện tích lớn đất bị nước sông "nuốt chửng" nhiều năm qua.

Một lãnh đạo xã Trung Phúc Cường cho hay, tình trạng sạt lở bãi bồi bờ sông của xã này diễn ra từ nhiều năm trước, trong đó sạt lở mạnh nhất từ năm 2020 trở lại đây. Theo thống kê sơ bộ, trong mấy năm vừa qua, khu vực bãi bồi này đã bị sạt lở hơn 17ha đất.

Một lãnh đạo xã Trung Phúc Cường cho hay, tình trạng sạt lở bãi bồi bờ sông của xã này diễn ra từ nhiều năm trước, trong đó sạt lở mạnh nhất từ năm 2020 trở lại đây. Theo thống kê sơ bộ, trong mấy năm vừa qua, khu vực bãi bồi này đã bị sạt lở hơn 17ha đất.

Tình trạng sạt lở xảy ra nghiêm trọng, lấn sâu vào khu vực trồng keo của ông Võ Văn Kỳ khiến một lượng lớn đất bị cuốn trôi, nhiều cây keo bị đổ xuống sông.

Tình trạng sạt lở xảy ra nghiêm trọng, lấn sâu vào khu vực trồng keo của ông Võ Văn Kỳ khiến một lượng lớn đất bị cuốn trôi, nhiều cây keo bị đổ xuống sông.

Chỉ tay vào loạt cây keo bị đổ xuống lòng sông, ông Võ Văn Kỳ chia sẻ: "Từ năm 2022 sạt lở lấn vào khu vực đất trồng keo của tôi. Khu vực đất bị sạt lở dài khoảng 400m, lấn sâu vào hơn 35m. Ước tính khoảng 2ha cây keo đã bị sạt lở cuốn trôi, gây thiệt hại rất lớn".

Chỉ tay vào loạt cây keo bị đổ xuống lòng sông, ông Võ Văn Kỳ chia sẻ: "Từ năm 2022 sạt lở lấn vào khu vực đất trồng keo của tôi. Khu vực đất bị sạt lở dài khoảng 400m, lấn sâu vào hơn 35m. Ước tính khoảng 2ha cây keo đã bị sạt lở cuốn trôi, gây thiệt hại rất lớn".

Ông Kỳ cho hay, tình trạng sạt lở diễn ra nhiều năm qua và hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ông Kỳ cho hay, tình trạng sạt lở diễn ra nhiều năm qua và hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Diện tích đất trồng keo của ông Kỳ ngày càng bị thu hẹp. Những cây keo lớn đang phát triển chuẩn bị cho thu hoạch cũng bị đổ xuống sông.

Diện tích đất trồng keo của ông Kỳ ngày càng bị thu hẹp. Những cây keo lớn đang phát triển chuẩn bị cho thu hoạch cũng bị đổ xuống sông.

Mép bờ sông bị sạt lở sâu hơn 2m, nhiều đoạn bị sạt lở tạo thành hàm ếch.

Mép bờ sông bị sạt lở sâu hơn 2m, nhiều đoạn bị sạt lở tạo thành hàm ếch.

Tình trạng sạt lở kéo dài khiến người dân trên địa bàn xã Long Xá và Trung Phúc Cường lo lắng mất một diện tích lớn đất sản xuất trong tương lai.

Tình trạng sạt lở kéo dài khiến người dân trên địa bàn xã Long Xá và Trung Phúc Cường lo lắng mất một diện tích lớn đất sản xuất trong tương lai.

Ngọc Tú - Cảnh Huệ

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/sat-lo-bo-song-lam-moi-nam-nuot-chung-ca-nghin-met-vuong-dat-post1638893.tpo