Quyết định để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương, qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới. Chiến thắng có dấu ấn hết sức lớn lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

1. Pháp đổ quân vào Điện Biên Phủ với mục đích gì?

icon

Tất cả các đáp án trên

icon

Một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương

icon

Nơi tập trung đông nhất khối quân chủ lực.

icon

Căn cứ quân sự phòng thủ Đông Dương

ĐÁP ÁN ĐÚNG D. Điện Biên Phủ là một thung lung lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng núi Tây Bắc, có chiều dài khoảng 20km, rộng từ 6-8km; cách Hà Nội khoảng 200km, cách Luang Prabang (Lào) khoảng 190km theo đường chim bay. Theo đánh giá của tướng H.Navarre và các nhà quân sự Pháp-Mỹ thì “Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả miền Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc." "Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất vùng Tây Bắc." Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam. Đánh giá Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Đông Dương, nên sau khi đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20.11.1953, quân Pháp không ngừng tăng thêm binh lực, vũ khí, trang thiết bị quân sự, xây thêm nhiều công sự, đồn lũy và các loại vật tư khác. Được sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương. Tính đến tháng 3.1954, tại Điện Biên Phủ đã có 12 tiểu đoàn và bảy đại đội bộ binh, ba tiểu đoàn pháo binh, một đại đội xe tăng, một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Sau này trong quá trình chiến dịch, quân Pháp tăng viện thêm bốn tiểu đoàn, hai đại đội lính dù, tổng cộng có 17 tiểu đoàn, phần lớn đều là lính tinh nhuệ. Ngoài ra còn có các quân chủng pháo binh, công binh, thiết giáp, phân đội hỏa pháo. Tổng số quân tăng lên hơn 16.000 người và 300 máy bay vận tải tiếp tế, có sự chi viện của không quân Mỹ.

2. Từ năm 1945 đến 1954, thực dân Pháp đã cử sang Việt Nam bao nhiêu tướng chỉ huy quân đội Pháp?

icon

7

icon

8

icon

9

ĐÁP ÁN ĐÚNG A. Từ năm 1945 đến 1954, thực dân Pháp cử sang Việt Nam 7 tướng chỉ huy quân đội gồm: Tướng 4 sao Philippe Leclerc; Tướng 4 sao Etienne Valluy; Tướng 4 sao C.Blaijat; Tướng 4 sao M.Corgente; Tướng 5 sao Delattre De Tassigny; Tướng 4 sao Raul Salan; Tướng 4 sao Henri Navarre. Trong đó, Henri Eugène Navarre (31 tháng 7 năm 1898 - 26 tháng 9 năm 1983) đã tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai và là chỉ huy thứ 7 của Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông trong Chiến tranh Đông Dương. Navarre là tổng chỉ huy quân Pháp trong thời gian diễn ra trận Điện Biên Phủ. Navarre nghỉ hưu năm 1956. Trong năm đó ông cho xuất bản cuốn Agonie de l'Indochine, một tác phẩm phân tích nguyên nhân thất bại của Pháp tại Đông Dương. Ông mất tại Paris năm 1983.

3. Bộ Chính trị đã thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời gian nào?

icon

6-12-1953

icon

25-1-1953

icon

3-2-1953

ĐÁP ÁN ĐÚNG C. Ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh Trần Đình, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng, Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm Cung cấp.

4. Ngay sau khi quyết định chọn chiến dịch Điện Biên Phủ là trận quyết chiến, chiến lược, ban đầu TƯ Đảng đã xác định phương châm nào?

icon

Đánh nhanh, thắng nhanh

icon

Đánh chắc, tiến chắc

icon

Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh

ĐÁP ÁN ĐÚNG B. Ngày 14 tháng 1 năm 1954 tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy chiến dịch phổ biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh thắng nhanh" và ngày nổ súng dự định là 20 tháng 1 sau đó được lùi vào ngày 25/1. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu. Tuy nhiên, sau đó Tướng Giáp cho rằng phương án "đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng. Ông kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc, tiến chắc", đánh dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm và quyết định này được đưa ra chỉ cách vài giờ với kế hoạch nổ súng ban đầu. Đây thực sự là quyết định vô cùng khó khăn, cân não của Đại tướng. Và sự thực đã chứng minh: Nhờ thay đổi kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” thành “đánh chắc, tiến chắc” trước giờ nổ súng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân ta đã “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

5. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian bao lâu?

icon

56 ngày đêm

icon

50 ngày đêm

icon

52 ngày đêm

ĐÁP ÁN ĐÚNG C. Đợt một của chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13.3.1954, với trận tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam thuộc vòng ngoài Phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. Đợt hai diễn ra ngày 30/3/1954, đánh vào phân khu trung tâm. Đợt ba chiến dịch diễn ra ngày 1.5 và kết thúc ngày 7.5.1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Như vậy, sau 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng, chịu đựng nhiều gian khổ, hy sinh, quân ta đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân Pháp ở Đông Dương, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 16.000 quân địch. Thắng lợi của ta tại Điện Biên Phủ đã làm phá sản kế hoạch Nava, đồng thời làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tại Đông Dương.

6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng vào năm nào?

icon

1948

icon

1945

icon

1954

ĐÁP ÁN ĐÚNG B. Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ. Ngày 27/5/1948, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức trọng thể lễ phong quân hàm cho vị đại tướng đầu tiên của Quân đội vào chiều ngày 28/5/1948. Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc. Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", "Thống nhất độc lập nhất định thành công".

7. Ai là người có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định "Kéo pháo ra" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?

icon

Tướng Phạm Kiệt

icon

Tướng Hoàng Văn Thái

icon

Tướng Hoàng Sâm

ĐÁP ÁN ĐÚNG C.Mặc dù phải bỏ biết bao công sức và cả tính mạng của chiến sỹ, mới kéo được pháo vào đến mặt trận Điện Biên Phủ, sẵn sàng trút đạn xuống đầu thù. Nhưng để bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh "kéo pháo ra !" để chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Và người người có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định "Kéo pháo ra" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là tướng Tướng Phạm Kiệt. Tướng Phạm Kiệt, tên thật là Phạm Quang Khanh (1910-1975[1]), quê ở xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; có đóng góp quan trọng đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa III, IV; Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp cử đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc. Ông đã đến tận nơi, kiểm tra trận địa pháo binh, phát hiện sự nguy hiểm bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn tương đối bằng phẳng. Ông đã đề nghị Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc".

8. Ai là người trực tiếp chỉ huy cuộc vây bắt tướng De Castries ngày 7/5/1954?

icon

Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật

icon

Trung đoàn phó Nguyễn Văn Thuần

icon

Trung đội trưởng Trần Đình Hưng

ĐÁP ÁN ĐÚNG B. Chiều 7/5/1954, ông Tạ Quốc Luật (Đại đội trưởng Đại đội 360, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) dẫn đầu 1 tổ xung kích chọc thẳng mũi nhọn về phía chỉ huy sở của tướng giặc De Castries. Vượt qua tất cả các lưới đạn của địch, 5 chiến sĩ đã thọc tới đúng cửa hầm của Bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bọn giặc ngoan cố vẫn ở dưới hầm ném lựu đạn lên. Đội trưởng Tạ Quốc Luật và 2 đồng chí Hoàng Đăng Vinh, Bùi Văn Nhỏ xuống 1 bên cửa hầm, 2 đồng chí khác xuống cửa hầm còn lại. Đội trưởng Tạ Quốc Luật chĩa súng lục bắt De Castries dơ tay hàng. Trước đó, khi quân ta chưa tiến vào hầm, De Castries đã có cuộc điện thoại cuối cùng với chỉ huy của mình ở Hà Nội thề rằng sẽ không đầu hàng, quyết tử thủ đến cùng. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện với vợ mình ngay sau đó, De Castries đã hứa là sẽ về bình an. Như vậy ông ta đã giữ lời hứa với vợ và quên rằng mình là một người lính Pháp. Christian de Castries (1902) xuất thân gia đình danh giá ở Pháp, theo binh nghiệp. Năm 1953, Castries được giao nhiệm vụ phòng thủ ở Điện Biên Phủ, với chức vụ chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm. Ngày 7/5/1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh bại quân Pháp và đồng minh tại tập đoàn cứ điểm, kết thúc Chiến tranh Đông Dương. De Castries bị bắt giam trong 4 tháng.

9. Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán công nhận chủ quyền của Việt Nam thông qua hiệp định gì?

icon

Hiệp định Geneve

icon

Hiệp định Paris

icon

Hiệp định Fontainebleau

ĐÁP ÁN ĐÚNG A. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký Hiệp định Geneva chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneva đã tạo được cục diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý rất quan trọng để dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Châu Anh (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/quyet-dinh-de-doi-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-trong-tran-dien-bien-phu-post1108835.tpo