Những công trình cổ xưa muôn đời bí ẩn, chuyên gia khó giải

Một số công trình cổ xưa trên thế giới thu hút di khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đặ biệtc, những kiến trúc này chứa đựng bí ẩn lớn về nguồn gốc, cách xây... và đến nay vẫn chưa tìm ra lời giải.

Quần thể cự thạch Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những công trình cổ xưa bí ẩn nhất thế giới. Công trình này được phát hiện năm 1964 gồm những cột trụ lớn bằng đá sa thạch nguyên khối hình chữ T cao tới hơn 3m, hầm chứa di vật của người cổ đại…

Quần thể cự thạch Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những công trình cổ xưa bí ẩn nhất thế giới. Công trình này được phát hiện năm 1964 gồm những cột trụ lớn bằng đá sa thạch nguyên khối hình chữ T cao tới hơn 3m, hầm chứa di vật của người cổ đại…

Theo các chuyên gia, Gobekli Tepe được xây dựng vào khoảng năm 9000 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa công trình này có trước nền văn minh Lưỡng Hà khoảng 5.500 năm và trước cả những vòng tròn đá Stonehenge nổi tiếng nước Anh quốc khoảng 6.000 năm.

Theo các chuyên gia, Gobekli Tepe được xây dựng vào khoảng năm 9000 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa công trình này có trước nền văn minh Lưỡng Hà khoảng 5.500 năm và trước cả những vòng tròn đá Stonehenge nổi tiếng nước Anh quốc khoảng 6.000 năm.

Trong suốt nhiều năm qua, giới nghiên cứu "đau đầu" đi tìm lời giải về việc nền văn minh nào đã tạo ra Gobekli Tepe, mục đích là gì hay cách xây như thế nào.

Trong suốt nhiều năm qua, giới nghiên cứu "đau đầu" đi tìm lời giải về việc nền văn minh nào đã tạo ra Gobekli Tepe, mục đích là gì hay cách xây như thế nào.

Nổi tiếng không kém Gobekli Tepe là đền thờ Saksaywaman ở Peru. Đây là một công trình cổ bao gồm nhiều khối đá lớn xếp chồng lên nhau một cách hoàn hảo.

Nổi tiếng không kém Gobekli Tepe là đền thờ Saksaywaman ở Peru. Đây là một công trình cổ bao gồm nhiều khối đá lớn xếp chồng lên nhau một cách hoàn hảo.

Người xưa không sử dụng vôi vữa hay bất cứ chất kết dính nào giữa những khối đá. Ngay cả tờ giấy mỏng cũng không thể lọt qua khe hở giữa các khối đá.

Người xưa không sử dụng vôi vữa hay bất cứ chất kết dính nào giữa những khối đá. Ngay cả tờ giấy mỏng cũng không thể lọt qua khe hở giữa các khối đá.

Saksaywaman tồn tại đến tận ngày nay khiến hậu thé tò mò về cách thức xây dựng. Do vậy, các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm câu trả lời.

Saksaywaman tồn tại đến tận ngày nay khiến hậu thé tò mò về cách thức xây dựng. Do vậy, các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm câu trả lời.

Puma Punku nằm trong khu khảo cổ Tiwanaku trên dãy Andes của Bolivia là khu vực đền thờ và đài tưởng niệm của người Inca cổ xưa kia. Khi ghé thăm công trình này, các chuyên gia vô cùng bất ngờ trước những phiến đá khổng lồ được điêu khắc tinh vi, vuông góc, bề mặt nhẵn mịn như những thanh gỗ lớn được bào kỹ lưỡng.

Puma Punku nằm trong khu khảo cổ Tiwanaku trên dãy Andes của Bolivia là khu vực đền thờ và đài tưởng niệm của người Inca cổ xưa kia. Khi ghé thăm công trình này, các chuyên gia vô cùng bất ngờ trước những phiến đá khổng lồ được điêu khắc tinh vi, vuông góc, bề mặt nhẵn mịn như những thanh gỗ lớn được bào kỹ lưỡng.

Những đặc điểm trên khiến một số chuyên gia cho rằng các phiến đá dường như được cắt bằng máy móc, thậm chí là thiết bị cắt bằng laser hiện đại.

Những đặc điểm trên khiến một số chuyên gia cho rằng các phiến đá dường như được cắt bằng máy móc, thậm chí là thiết bị cắt bằng laser hiện đại.

Kết quả kiểm tra niên đại cho thấy Puma Punku có từ năm 536 - 600. Chúng được tạo thành từ đá granite và đá diorite có độ cứng chỉ xếp sau kim cương.

Kết quả kiểm tra niên đại cho thấy Puma Punku có từ năm 536 - 600. Chúng được tạo thành từ đá granite và đá diorite có độ cứng chỉ xếp sau kim cương.

Thêm nữa, nhiều tảng đá ở Puma Punku có các đường hoa văn thẳng tắp, độ sâu đồng đều tuyệt đối và được đặt khít vào nhau như một một khối đá liền. Đến nay, giới nghiên cứu chưa hiểu vì sao người xưa có thể có những tác phẩm chính xác trên một quy mô lớn như vậy khi chỉ có những công cụ thô sơ.

Thêm nữa, nhiều tảng đá ở Puma Punku có các đường hoa văn thẳng tắp, độ sâu đồng đều tuyệt đối và được đặt khít vào nhau như một một khối đá liền. Đến nay, giới nghiên cứu chưa hiểu vì sao người xưa có thể có những tác phẩm chính xác trên một quy mô lớn như vậy khi chỉ có những công cụ thô sơ.

Mời độc giả xem video: Giải mã di tích bãi cọc Cao Quỳ, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Nguồn: Cafe sáng với VTV3.

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-cong-trinh-co-xua-muon-doi-bi-an-chuyen-gia-kho-giai-1739188.html