Những chú chó 'gây bất an' vẫn đầy công viên, đường phố TP.HCM

Tại TP.HCM, tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm trong công viên, ngoài đường phố vẫn diễn ra gây bất an cho người dân giữa bối cảnh cả nước xuất hiện nhiều ổ bệnh dại.

LỜI TÒA SOẠN:

Tuần đầu tháng 4/2024, thông tin về việc lần đầu tiên Đồng Nai lập đội thí điểm bắt chó thả rông và TP Thủ Đức, TP.HCM triển khai trở lại hoạt động này nhận được sự chú ý của nhiều độc giả. Ngay sau lần đầu tiên "ra quân", TP Biên Hòa lên kế hoạch lập thêm 30 đội bắt chó thả rông. Điều này cho thấy, việc để chó mèo chạy ngoài đường thiếu sự giám sát của chủ nuôi, không có xích hay rọ mõm tại các khu dân cư, chung cư đang gây ra sự bức xúc, vì tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, thậm chí an toàn tính mạng người dân.

Thực tế, đây là vấn đề tồn tại từ lâu, song chưa được xử lý triệt để vì nhiều lý do như ý thức chủ nuôi, chế tài xử lý chưa đủ mạnh...

VietNamNet mở diễn đàn “Làm thế nào để dẹp dứt điểm nạn chó thả rông?”. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.

Xin chân thành cảm ơn!

XEM CLIP:

Thời gian qua, nhiều người dân TP.HCM quan tâm đến việc giải quyết căn cơ tình trạng chó thả rông, trong đó đáng nói là sự ra mắt của 59 đội bắt chó chuyên nghiệp ở các quận huyện.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhiều người chủ 'phớt lờ' quy định, mặc nhiên thả rông chó không đeo rọ mõm, không buộc dây xích trong công viên, ngoài đường phố. Hình ảnh chó thả rông không kiểm soát ở nơi công cộng khiến nhiều người ái ngại, bất an giữa bối cảnh cả nước xuất hiện nhiều ổ bệnh dại.

Ghi nhận dọc công viên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè (đoạn qua quận 3 và quận Phú Nhuận) tình trạng chó thả rông, không rọ mõm, xích buộc khá phổ biến. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Ghi nhận dọc công viên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè (đoạn qua quận 3 và quận Phú Nhuận) tình trạng chó thả rông, không rọ mõm, xích buộc khá phổ biến. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Nhiều người phớt lờ quy định, mặc nhiên để chó thả rông nơi công cộng. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Nhiều người phớt lờ quy định, mặc nhiên để chó thả rông nơi công cộng. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Chó thả rông nghênh ngang trên đường phố, khắp con hẻm, khu dân cư, các công viên... ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh còn có thể gây tai nạn cho người đi đường. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Chó thả rông nghênh ngang trên đường phố, khắp con hẻm, khu dân cư, các công viên... ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh còn có thể gây tai nạn cho người đi đường. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y, Sở NN-PTNT TP.HCM, thống kê hiện nay, TP.HCM có hơn 183.700 con chó, mèo được nuôi tại hơn 100.000 hộ gia đình. Thời gian qua TP.HCM đã có nhiều giải pháp ngăn chặn bệnh dại và quản lý, xử lý đàn chó mèo chưa tiêm phòng. Đặc biệt, chú trọng hỗ trợ các địa phương trong việc bắt chó thả rông. Ảnh: Đình Tuyến.

Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y, Sở NN-PTNT TP.HCM, thống kê hiện nay, TP.HCM có hơn 183.700 con chó, mèo được nuôi tại hơn 100.000 hộ gia đình. Thời gian qua TP.HCM đã có nhiều giải pháp ngăn chặn bệnh dại và quản lý, xử lý đàn chó mèo chưa tiêm phòng. Đặc biệt, chú trọng hỗ trợ các địa phương trong việc bắt chó thả rông. Ảnh: Đình Tuyến.

Tính đến hiện tại TP.HCM có 59 đội chuyên trách bắt chó thả rông. Trong đó, 5 đội ở TP Thủ Đức, 2 đội quận 1, 1 đội quận 6, 10 đội quận 7, 2 đội quận 10, 11 đội quận 12, 12 đội quận Gò Vấp, 1 đội quận Bình Thạnh, 7 đội huyện Cần Giờ, 6 đội ở Củ Chi, 2 đội ở Hóc Môn. Ảnh: Đình Tuyến.

Tính đến hiện tại TP.HCM có 59 đội chuyên trách bắt chó thả rông. Trong đó, 5 đội ở TP Thủ Đức, 2 đội quận 1, 1 đội quận 6, 10 đội quận 7, 2 đội quận 10, 11 đội quận 12, 12 đội quận Gò Vấp, 1 đội quận Bình Thạnh, 7 đội huyện Cần Giờ, 6 đội ở Củ Chi, 2 đội ở Hóc Môn. Ảnh: Đình Tuyến.

Việc thành lập các đội bắt chó thả rông có mục đích phòng, chống và kiểm soát bệnh dại trên chó một cách hiệu quả và góp phần kiểm soát bệnh dại trên người. Ảnh: Đình Tuyến.

Việc thành lập các đội bắt chó thả rông có mục đích phòng, chống và kiểm soát bệnh dại trên chó một cách hiệu quả và góp phần kiểm soát bệnh dại trên người. Ảnh: Đình Tuyến.

Mới đây, Sở NN&PTNN trình UBND TP.HCM về Quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn. Đáng chú ý, theo quy định, người dân phải đăng ký và kê khai việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã 2 lần/năm. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Đồng thời, khuyến khích các hộ nuôi gắn microchip trên chó, mèo nhằm quản lý phối giống, tiêm phòng, kiểm dịch… Bên cạnh đó, chủ vật nuôi phải cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tiếng ồn, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh từ chó, mèo… Ảnh: Tuấn Kiệt.

Đồng thời, khuyến khích các hộ nuôi gắn microchip trên chó, mèo nhằm quản lý phối giống, tiêm phòng, kiểm dịch… Bên cạnh đó, chủ vật nuôi phải cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tiếng ồn, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh từ chó, mèo… Ảnh: Tuấn Kiệt.

Theo Khoản 2, Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn.

Cụ thể, phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi không tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Như vậy, với cá nhân vi phạm các hành vi trên sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng, tổ chức sẽ bị phạt từ 2 đến 4 triệu đồng.

Những câu chuyện thực tế, ý kiến góp ý để dẹp nạn chó thả rông, phóng uế, cắn người bừa bãi xin gửi về địa chỉ: noidung_tphcm@vietnamnet.vn

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/cho-tha-rong-khong-ro-mom-van-day-cong-vien-duong-pho-tp-hcm-2267977.html