Ngôi nhà đầu tiên đón Bác về Hà Nội năm 1945, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9

Cuối tháng 8/1945, nơi đầu tiên Bác đặt chân khi từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội để chuẩn bị cho ngày Quốc khánh là một căn nhà nhỏ ở thôn Phú Gia (quận Tây Hồ).

Nằm ven sông Hồng, căn nhà nhỏ của cụ Nguyễn Thị An (1896-2000) ở số 6, ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) là nơi đầu tiên đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là ngôi nhà vinh dự 2 lần được Người ghé thăm.

Nằm ven sông Hồng, căn nhà nhỏ của cụ Nguyễn Thị An (1896-2000) ở số 6, ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) là nơi đầu tiên đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là ngôi nhà vinh dự 2 lần được Người ghé thăm.

Ngôi nhà được cụ Công Ngọc Lâm và cụ Nguyễn Thị An xây dựng vào năm 1929. Đầu những năm 40 của thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, cụ Nguyễn Thị An và con trai là ông Công Ngọc Kha tham gia hoạt động cách mạng, phục vụ kháng chiến. Từ đó, căn nhà trở thành nơi thường xuyên lui tới họp bàn của cán bộ cách mạng.

Ngôi nhà được cụ Công Ngọc Lâm và cụ Nguyễn Thị An xây dựng vào năm 1929. Đầu những năm 40 của thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, cụ Nguyễn Thị An và con trai là ông Công Ngọc Kha tham gia hoạt động cách mạng, phục vụ kháng chiến. Từ đó, căn nhà trở thành nơi thường xuyên lui tới họp bàn của cán bộ cách mạng.

Do vị trí kín đáo, lại nằm trong vùng an toàn khu ngoại thành Hà Nội nên Hoàng Tùng - cán bộ cách mạng hoạt động ở xã Phú Thượng lúc bấy giờ đã lựa chọn ngôi nhà này làm địa điểm dừng chân của Bác Hồ khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở về, chuẩn bị cho Ngày Quốc Khánh 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiện tại căn nhà đang được giữ gìn và trông coi bởi ông Công Ngọc Dũng - cháu nội của cụ Nguyễn Thị An.

Hiện tại căn nhà đang được giữ gìn và trông coi bởi ông Công Ngọc Dũng - cháu nội của cụ Nguyễn Thị An.

Nhớ lại những câu chuyện được bà nội và cha kể về Bác, ông Công Ngọc Dũng bồi hồi: “Hôm ấy là chiều 23/8/1945, khi đò cập bến cây gạo Phú Xá, có một đoàn người đi tới. Trong đoàn có một ông cụ già để râu, mắt sáng đi thẳng về nhà cụ Nguyễn Thị An. Ông cụ già cùng đoàn người đã nghỉ ngơi và làm việc tại đây từ chiều 23/8 đến chiều 25/8".

Nhớ lại những câu chuyện được bà nội và cha kể về Bác, ông Công Ngọc Dũng bồi hồi: “Hôm ấy là chiều 23/8/1945, khi đò cập bến cây gạo Phú Xá, có một đoàn người đi tới. Trong đoàn có một ông cụ già để râu, mắt sáng đi thẳng về nhà cụ Nguyễn Thị An. Ông cụ già cùng đoàn người đã nghỉ ngơi và làm việc tại đây từ chiều 23/8 đến chiều 25/8".

"Chiều 25/8, trước khi rời đi, ông cụ đã gặp tất cả những người trong gia đình tôi để nói lời cảm ơn. Mãi đến chiều 2/9/1945, khi gia đình tôi ra Quảng trường Ba Đình dự lễ mít tinh. Nghe giọng đọc qua loa phóng thanh, mọi người mới ngờ ngợ người đang đọc Tuyên ngôn độc lập hình như là ông cụ đã ở trong nhà mình trước đó, nhưng không dám khẳng định. Sau này khi trở về, gia đình mới được thông báo, ông cụ đã ở trong nhà của gia đình chính là Bác Hồ. Lúc bây giờ, cả nhà tôi vừa mừng, vừa tiếc nuối vì không nhận ra Bác sớm hơn", ông Dũng kể lại.

"Chiều 25/8, trước khi rời đi, ông cụ đã gặp tất cả những người trong gia đình tôi để nói lời cảm ơn. Mãi đến chiều 2/9/1945, khi gia đình tôi ra Quảng trường Ba Đình dự lễ mít tinh. Nghe giọng đọc qua loa phóng thanh, mọi người mới ngờ ngợ người đang đọc Tuyên ngôn độc lập hình như là ông cụ đã ở trong nhà mình trước đó, nhưng không dám khẳng định. Sau này khi trở về, gia đình mới được thông báo, ông cụ đã ở trong nhà của gia đình chính là Bác Hồ. Lúc bây giờ, cả nhà tôi vừa mừng, vừa tiếc nuối vì không nhận ra Bác sớm hơn", ông Dũng kể lại.

Căn nhà hiện có hai phòng hơn 10m2, trưng bày nhiều hình ảnh về Bác Hồ và cán bộ cách mạng qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình trong những năm tháng lịch sử.

Căn nhà hiện có hai phòng hơn 10m2, trưng bày nhiều hình ảnh về Bác Hồ và cán bộ cách mạng qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình trong những năm tháng lịch sử.

Chiếc gương Bác và các đồng chí bảo vệ thường dùng.

Chiếc gương Bác và các đồng chí bảo vệ thường dùng.

Chiếc chậu đồng Bác thường ngày rửa mặt.

Chiếc chậu đồng Bác thường ngày rửa mặt.

Bộ tràng kỷ nơi Bác Hồ từng ngồi làm việc.

Bể nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sử dụng khi ở và làm việc tại đây năm 1945.

Bể nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sử dụng khi ở và làm việc tại đây năm 1945.

Gần 30 năm qua, ông Công Ngọc Dũng vẫn luôn tận tụy trông coi bảo quản và làm người hướng dẫn cho nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến thăm ngôi nhà Bác Hồ từng ở.

Gần 30 năm qua, ông Công Ngọc Dũng vẫn luôn tận tụy trông coi bảo quản và làm người hướng dẫn cho nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến thăm ngôi nhà Bác Hồ từng ở.

Gia đình ông Dũng vẫn duy trì nếp sinh hoạt thường niên, chọn ngày 23/8 hằng năm là ngày đoàn tụ, để kể cho con cháu về những kỷ niệm trong ngôi nhà vinh dự được Bác Hồ ghé thăm.

Gia đình ông Dũng vẫn duy trì nếp sinh hoạt thường niên, chọn ngày 23/8 hằng năm là ngày đoàn tụ, để kể cho con cháu về những kỷ niệm trong ngôi nhà vinh dự được Bác Hồ ghé thăm.

Phòng trưng bày di vật, kỷ niệm của di tích nhà cụ An.

Ngày 3/12/2021, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có quyết định trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An. Trải qua gần 80 năm từ ngày Bác ghé thăm, di tích mang giá trị to lớn về lịch sử cách mạng này đã trở thành địa chỉ đỏ, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

Ngày 3/12/2021, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có quyết định trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An. Trải qua gần 80 năm từ ngày Bác ghé thăm, di tích mang giá trị to lớn về lịch sử cách mạng này đã trở thành địa chỉ đỏ, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ngoi-nha-dau-tien-don-bac-ve-ha-noi-nam-1945-chuan-bi-cho-ngay-quoc-khanh-2-9-ar871711.html