Một số cổ phiếu nhóm ngành sẽ tiếp tục 'bùng nổ'

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội ̣(SHS) vừa đưa ra dự báo về khả năng tăng trưởng cổ phiếu của một số nhóm ngành. Trong đó, cơ hội 'bùng nổ' sẽ thuộc về một số nhóm ngành như: Bất động sản công nghiệp, ngân hàng, chứng khoán, xây dựng, vật liệu xây dựng…

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp hấp dẫn
Cổ phiếu khu công nghiệp luôn là nhóm được ưu tiên phân bổ đầu tư tăng trưởng hàng đầu, do đây là nhóm luôn duy trì được biên lợi nhuận gộp hàng đầu trong thị trường. Năm 2021, giá cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn tăng trưởng tốt với mức tăng hơn 100% so với 2020 như: ITA, KBC, VGC, SZC, IDC… mức tăng từ 40-100% bao gồm các mã DTD, BCM, IDV, LHG. Ngược lại vẫn có mã như NTC giảm giá - 27% so với năm 2020 lý do là NTC ko duy trì được tốc độ tăng trưởng EPS như kỳ vọng, EPS suy giảm, doanh thu suy giảm. Tuy nhiên NTC ở vùng giá hiện tại có thể được xem là vùng định giá tương đối hợp lý, có thể xem xét chờ tình hình kinh doanh phục hồi tăng trưởng tốt trở lại để xem xét đầu tư.
Dự kiến nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn luôn được xem xét cập nhật các vị thế gia tăng đầu tư mới khi có vùng giá hợp lý. Trong đó sẽ tập trung ưu tiên vào nhóm cổ phiếu KCN ở các tỉnh phía nam như Bà Rịa - Vùng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai… do hưởng lợi từ vị trí tâm điểm của siêu Cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép Thị Vải, cũng như dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.

Cổ phiếu dầu khí lợi nhuận… kém nhất
Đây là nhóm dường như có mức sinh lợi kém nhất trên toàn thị trường. Thậm chí như PLX so với năm 2020 hiện chỉ tăng 0,78%. Mức tăng giá tốt nhất là 100% so với năm 2020 thuộc về các mã: BSR, ASP, PVC. Mức tăng từ 50-100% là các mã PVP, PVD, PVT, PVG, CNG, VTO, VIP…
Mức tăng trưởng này chưa được xem là đạt kỳ vọng trong khi giá dầu, giá khí đốt hiện đang tăng 50% so với năm 2020. Đồng thời nhiều nhóm mã dầu khí hiện tại thị giá vẫn tương đương, nhiều mã thấp hơn giá trị sổ sách. Với chất lượng tài sản tương đối tốt, các tài sản cố định hữu hình khấu hao tốt, tỷ lệ tiền mặt của nhóm cổ phiếu dầu khí luôn duy trì ở mức cao.
Một phần lý do giải thích cho mức sinh lợi kém là do tình hình dịch bệnh vẫn căng thẳng với nhiều đợt giãn cách trong thời gian vừa qua. Giá xăng dầu biến động mạnh liên tục, dẫn đến doanh thu, các hoạt động kinh doanh biến động thất thường. Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển năng lượng xanh, thay thế năng lượng hóa thạch… xu hướng sử dụng xe điện thay thế xe xăng dẫn đến tâm lý, mức độ kỳ vọng thấp đối với nhóm ngành dầu khí.
Tuy nhiên nhóm mã này hiện tại vẫn được đánh giá là rẻ, nếu xét tiềm năng duy trì hoạt động ổn định trong thời gian tới. Dòng tiền sẽ gia tăng trở lại với nhóm dầu khí trong thời gian đến và trong năm 2022. Do các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ tăng trưởng ổn định trở lại để phục vụ các hoạt động sản xuất, đi lại, vận tải, logistics tăng tốt tương ứng với tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu liên tục gia tăng.

Cổ phiếu ngân hàng vẫn “lãi khủng”
Trong năm 2021, nhóm ngân hàng vẫn có mức sinh lợi tốt như: NVB, TPB với mức tăng hơn 100%, VIB, LPB, VPB, MSB, PGB, SHB, ABB, VBB, STB, MBB, BVB, TCB… với mức tăng hơn 50%.
So sánh với mức tăng giá các nhóm ngành khác thì vẫn kém hiệu quả, nhưng vẫn là mức sinh lợi khá tốt. Đà tăng của nhóm ngân hàng đa phần đạt đỉnh trong tháng 7/2021 và kéo dài quá trình tích lũy kéo dài 05-06 tháng cho đến nay. Lý do cơ bản: Tăng trưởng tiền gửi của dân thấp nhất trong 10 năm qua trong bối cảnh lãi suất huy động thấp; Nợ xấu tăng mạnh, đồng thời gia hạn thời gian giãn, hoãn nợ kéo dài cho đến tháng 06/2022; Thị trường vốn đã dần cân bằng hơn khi tỷ trọng huy động vốn của doanh nghiệp thông qua trái phiếu, cổ phiếu tăng mạnh.
Dẫn đến nhóm ngân hàng tích lũy kéo dài, sinh lợi kém trong 6 tháng vừa qua mặc dù tổng vốn hóa nhóm ngân hàng hiện tại 83+- tỷ USD chiếm 24% vốn hóa toàn thị trường, được xem là mức khá hợp lý xét tiềm năng tăng trưởng năm 2022. Rất nhiều mã nhóm ngân hàng có mức PE thấp hơn VNIDEX, với gần một nữa có mức PE dưới 10 như: TCB, LPB, CTG, MBB, ACB, SHB, MSB, OCB, ABB, VPB, NAB…

Cổ phiếu chứng khoán “khan hiếm”?
Năm 2021 cổ phiếu các công ty chứng khoán vẫn tăng trưởng, sinh lợi rất mạnh như: ART, WSS, VND, FTS với mức tăng hơn 300%, TVS, BSI, VDS, MBS mức tăng hơn 200%, AGR, SHS, VCI, CTS, SSI, VIX, BVS, HCM… với mức tăng hơn 100%.
Lý do cơ bản là vốn hóa thị trường vẫn đang được định giá ở mức hợp lý. Sự phân bổ tỷ trọng đầu tư trong xã hội, dịch chuyển từ gởi tiết kiệm sang đầu tư khi mặt bằng lãi suất thấp… Tỷ lệ dân số vàng đạt độ chín về mức thu nhập trên trung bình, trung lưu, dẫn đến sự bùng nổ, gia tăng liên tiếp nhà đầu tư mới, dòng tiền mới, thanh khoản thị trường dần nâng nâng lên mức cao mới.
Do đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn là nhóm được ưu tiên nắm giữ, hay xem xét bổ sung gia tăng đầu tư dựa trên kỳ vọng đà tăng trưởng doanh thu lợi nhuận vượt trội so với thị trường vẫn sẽ duy trì ít nhất trong 6 tháng tới trong định hướng đầu tư kỳ năm 2022.
Cổ phiếu thép “rớt giá” thê thảm
Đây là nhóm tâm điểm trong thời gian gần đây, nhưng là về xu hướng giảm giá mạnh, tiêu cực. Điển hình như HPG liên tục điều chỉnh giảm mạnh từ mức đỉnh 57-58,5 từ tháng 10/2021 về gần vùng giá thấp nhất tháng 07/2021_44+-.
Đây là vùng được xem là hỗ trợ tâm lý rất mạnh trung hạn của HPG trong một vài phiên đến. Trường hợp HPG mất vùng hỗ trợ 44+- trong một vài phiên đến có thể dẫn đến tình trạng bán call magrin riêng lẽ, sell off cực kỳ đột biến. Nếu xảy ra trường hợp này với khối lượng giao dịch của HPG đột biến trên 35tr cổ phiếu. Lúc đấy dự kiến, kỳ vọng sẽ có lực cầu gia tăng bắt đáy ngắn hạn rất mạnh ở vùng 42+- kéo giá phục hồi lấy lại vùng hỗ trợ 44+-. Để HPG phục hồi kiểm tra lại vùng kháng cự 48-49.
Một phần lý do của đợt giảm giá mạnh kéo dài của nhóm thép điển hình HPG là do nhóm này có tính chất chu kỳ. Đã có quá trình phục hồi và tăng giá rất mạnh liên tiếp từ tháng 04-05/2020 từ vùng giá 13 -16 đến 10/2021 vùng giá 56-58 kéo dài 13-15 tháng do hưởng lợi mạnh từ giá thép tăng. Đạt đỉnh do tình trạng giá mua khá mạnh và giá thép suy giảm, giá nguyên vật liệu như than… tăng.
Hiện tại dự kiến nhóm thép, HPG chắc chắn sẽ phục hồi trở lại. HPG chắc chắn sẽ có phục hồi kiểm tra lại vùng kháng cự 48-49. Sau đó có thể phục hồi lên lại vùng giá 50-52. Tuy nhiên chưa phù hợp với các vị thế mua mới, hay gia tăng tỷ trọng vì dự kiến HPG sau khi phục hồi sẽ còn tạo xu hướng tích lũy kéo dài cho đến khi dòng tiền trung hạn có tín hiệu cải thiện gia tăng trở lại. Điều này sẽ còn mất nhiều tuần mới hình thành xu hướng dòng tiền trung hạn mới.
Mặc dù nhóm thép đã có thời gian điều chỉnh tích lũy mạnh từ tháng 10/2021, nhưng mức tăng giá cả năm 2021 so với 2020 vẫn ở mức cao thuộc nhóm tăng giá hàng đầu thị trường. Với VGS, KKC, NKG đạt mức tăng 200-300%. TLH, HOM, SMC đạt mức tăng 100-200% hay TVN, HSG, HPG cũng tăng từ 50-100%.
Do đó mặc dù kỳ vọng vẫn là nhóm sẽ hưởng lợi từ gia tăng đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 nhưng sẽ cập nhật cẩn trọng hơn sau khi xu hướng giá ngắn hạn cải thiện tăng trưởng trở lại.

Cổ phiếu xây dựng sẽ hưởng lợi từ đầu tư công
Động lực tăng trưởng chính kỳ vọng trong năm 2022 là đầu tư công. Chính phủ đã có đủ nguồn lực, động lực thể hiện mạnh mẽ qua động thái đưa 12 dự án cao tốc Bắc Nam để Chính Phủ triển khai toàn bộ với Bộ Giao thông Vận tải là đầu mối thực hiện. Đầu tư công luôn được kỳ vọng là trục huyết mạch để khai thông bức phá tăng trưởng kinh tế. Chính phủ mở đường đấu giá công khai quỹ đất hưởng lợi từ hạ tầng có lẽ là tâm điểm đầu tư tiếp tục trong năm 2022.
Vì thế, nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng sẽ hồi sinh mạnh mẽ. Mức tăng mạnh của nhóm xây dựng bắt đầu từ tháng 06,07/2021/ Sinh lợi lớn từ 80%-180% so với 2020 tập trung ở các cổ phiếu xây dựng như C47, C4G, FCN, LCG, HBC… mức tăng hơn 50% là các cổ phiếu như CII, CTI, VLB, HHV, C69.
Nhóm ngành xây dựng chỉ cần cải thiện doanh thu và tăng trưởng doanh thu trở lại là có thể tăng chất lượng dòng tiền, thu hồi được công nợ, giảm tỷ lệ các khoản phải thu, qua đó đáp ứng kỳ vọng đầu tư… dẫn đến mức tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ trong năm 2021, mà chưa cần đến sự cải thiện về mặt lợi nhuận, tăng trưởng EPS.

Trung Dũng

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/mot-so-co-phieu-nhom-nganh-se-tiep-tuc-bung-no-110555.html