Đầu tư 25 tỷ nâng cấp 1,5 km đường, sau 3 năm vẫn 'dậm chân tại chỗ'

Được đầu tư 25 tỷ đồng từ năm 2020 nhưng đến nay dự án nâng cấp, mở rộng đường Trưng Nữ Vương (Thừa Thiên - Huế) mới làm được 20% tiến độ.

Video: Dự án 25 tỷ ở Thừa Thiên - Huế vẫn ngổn ngang sau 3 năm triển khai

Năm 2020 dự án nâng cấp, mở rộng đường Trưng Nữ Vương được UBND thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) phê duyệt, triển khai với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có điểm đầu là nút giao đường Võ Văn Kiệt và điểm cuối là nút giao đường Dạ Lê. Giai đoạn 2 có điểm đầu là nút giao đường Dạ Lê và điểm cuối là nút giao đường Nguyễn Văn Chính.

Năm 2020 dự án nâng cấp, mở rộng đường Trưng Nữ Vương được UBND thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) phê duyệt, triển khai với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có điểm đầu là nút giao đường Võ Văn Kiệt và điểm cuối là nút giao đường Dạ Lê. Giai đoạn 2 có điểm đầu là nút giao đường Dạ Lê và điểm cuối là nút giao đường Nguyễn Văn Chính.

Dự án triển khai với kỳ vọng biến trục đường Trưng Nữ Vương là tuyến đường huyết mạch để kết nối các khu vực. Đồng thời, làm giãn mật độ phương tiện tham gia giao thông trên trục Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hương Thủy (đường Nguyễn Tất Thành).

Dự án triển khai với kỳ vọng biến trục đường Trưng Nữ Vương là tuyến đường huyết mạch để kết nối các khu vực. Đồng thời, làm giãn mật độ phương tiện tham gia giao thông trên trục Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hương Thủy (đường Nguyễn Tất Thành).

Thế nhưng, sau hơn 3 năm triển khai, đến nay, trong khi giai đoạn 1 dự án cơ bản hoàn thiện thì giai đoạn 2 mới triển khai được khoảng 20% khối lượng.

Thế nhưng, sau hơn 3 năm triển khai, đến nay, trong khi giai đoạn 1 dự án cơ bản hoàn thiện thì giai đoạn 2 mới triển khai được khoảng 20% khối lượng.

Ghi nhận sáng 20/5, mặc dù thời tiết thuận lợi nhưng chỉ có một vài công nhân đang làm việc tại công trường. Các loại máy móc, phương tiện và vật liệu được tập kết hai bên đường khá nhiều nhưng không có người điều khiển, làm việc.

Ghi nhận sáng 20/5, mặc dù thời tiết thuận lợi nhưng chỉ có một vài công nhân đang làm việc tại công trường. Các loại máy móc, phương tiện và vật liệu được tập kết hai bên đường khá nhiều nhưng không có người điều khiển, làm việc.

"Dự án chậm tiến độ khiến những hộ dân sống hai bên đường sống trong cảnh nắng bụi, mưa lầy lội. Nằm trong diện giải phóng mặt bằng, chưa được nhận tiền đền bù nhưng gia đình tôi vẫn tình nguyện để nhà thầu thi công với mong muốn tuyến đường nhanh chóng hoàn thành", một người dân trú Tổ 7 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) cho biết.

"Dự án chậm tiến độ khiến những hộ dân sống hai bên đường sống trong cảnh nắng bụi, mưa lầy lội. Nằm trong diện giải phóng mặt bằng, chưa được nhận tiền đền bù nhưng gia đình tôi vẫn tình nguyện để nhà thầu thi công với mong muốn tuyến đường nhanh chóng hoàn thành", một người dân trú Tổ 7 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) cho biết.

Đại diện đơn vị thi công khẳng định, luôn chuẩn bị sẵn sàng nhân công, máy móc để triển khai dự án. Tuy nhiên, đến nay do vướng mặt bằng nên "lực bất tòng tâm". Hiện, đơn vị này chỉ biết chờ chính quyền giải phóng mặt bằng được đoạn nào thì triển khai đoạn đó.

Đại diện đơn vị thi công khẳng định, luôn chuẩn bị sẵn sàng nhân công, máy móc để triển khai dự án. Tuy nhiên, đến nay do vướng mặt bằng nên "lực bất tòng tâm". Hiện, đơn vị này chỉ biết chờ chính quyền giải phóng mặt bằng được đoạn nào thì triển khai đoạn đó.

Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Hương Thủy cho hay, đến nay dự án phê duyệt bồi thường 4 đợt với số tiền hơn 19 tỷ đồng cho 117 hộ. Chủ đầu tư đã chuyển số tiền hơn 14,5 tỷ đồng cho 98/117 hộ.

Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Hương Thủy cho hay, đến nay dự án phê duyệt bồi thường 4 đợt với số tiền hơn 19 tỷ đồng cho 117 hộ. Chủ đầu tư đã chuyển số tiền hơn 14,5 tỷ đồng cho 98/117 hộ.

Theo lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Hương Thủy, nguyên dân khiến dự án vướng mặt bằng là do có 6 hộ chưa đồng ý nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng do đơn giá bồi thường thấp. Ngoài ra, có 19 hộ do có điều chỉnh hồ sơ nên Trung tâm chưa đề nghị kinh phí để chi trả.

Theo lãnh đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Hương Thủy, nguyên dân khiến dự án vướng mặt bằng là do có 6 hộ chưa đồng ý nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng do đơn giá bồi thường thấp. Ngoài ra, có 19 hộ do có điều chỉnh hồ sơ nên Trung tâm chưa đề nghị kinh phí để chi trả.

Ông Lê Văn Cường - Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy cho biết: "Mặc dù mới đảm nhiệm chức vụ chủ tịch thị xã hơn một tháng nhưng bản thân tôi rất quyết tâm hoàn thành tuyến đường Trưng Nữ Vương càng sớm càng tốt. Tôi cũng thường xuyên xuống dự án để vận động người dân giải phóng mặt bằng. Đồng thời, chỉ đạo đơn vị thi công huy động tối đa nhân lực, máy móc để thi công ngay khi có mặt bằng sạch. Mặc dù cố gắng nhưng đến nay, vẫn còn một số hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng".

Ông Lê Văn Cường - Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy cho biết: "Mặc dù mới đảm nhiệm chức vụ chủ tịch thị xã hơn một tháng nhưng bản thân tôi rất quyết tâm hoàn thành tuyến đường Trưng Nữ Vương càng sớm càng tốt. Tôi cũng thường xuyên xuống dự án để vận động người dân giải phóng mặt bằng. Đồng thời, chỉ đạo đơn vị thi công huy động tối đa nhân lực, máy móc để thi công ngay khi có mặt bằng sạch. Mặc dù cố gắng nhưng đến nay, vẫn còn một số hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng".

"Theo quy định thì chỉ vận động những hộ nằm trong diện giải phóng mặt bằng 3 lần. Tuy nhiên, tôi chỉ đạo anh em phải gặp, đối thoại với bà con 4-5 lần. Ở lần đối thoại cuối, lãnh đạo UBND thị xã sẽ trực tiếp xuống vận động bà con. Sau lần vận động này, các hộ vẫn không chịu bàn giao mặt bằng thì sẽ lên phương án cưỡng chế. Hiện chúng tôi cũng lên phương án cưỡng chế một số hộ vào khoảng giữa tháng 6/2024", Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy chia sẻ.

"Theo quy định thì chỉ vận động những hộ nằm trong diện giải phóng mặt bằng 3 lần. Tuy nhiên, tôi chỉ đạo anh em phải gặp, đối thoại với bà con 4-5 lần. Ở lần đối thoại cuối, lãnh đạo UBND thị xã sẽ trực tiếp xuống vận động bà con. Sau lần vận động này, các hộ vẫn không chịu bàn giao mặt bằng thì sẽ lên phương án cưỡng chế. Hiện chúng tôi cũng lên phương án cưỡng chế một số hộ vào khoảng giữa tháng 6/2024", Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy chia sẻ.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Trưng Nữ Vương (thị xã Hương Thủy) giai đoạn 2 có chiều dài 1,5 km với tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là hơn 24 tỷ đồng; 25 tỷ đồng là giá trị hợp đồng xây lắp. Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Hương Thủy làm chủ đầu tư.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/dau-tu-25-ty-nang-cap-1-5-km-duong-sau-3-nam-van-dam-chan-tai-cho-ar872256.html