Con đường dẫn đến thành công không bao giờ dễ dàng

Nguyễn Vũ Hoàng Hà (sinh năm 2003) quê Hà Nam, đang là sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa K41, khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hoàng Hà sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống làm nhà nước, có bố làm nhà báo, mẹ làm giáo viên, được bố mẹ rèn cho kỹ năng viết lách để sau này dự định nối nghiệp của bố trở thành một nhà báo.

Nguyễn Vũ Hoàng Hà hiện đang là sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa K41, khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Nguyễn Vũ Hoàng Hà hiện đang là sinh viên lớp Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa K41, khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, mình đã thi đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bước đầu mở ra cánh cửa mơ ước trở thành một nhà báo. Tuy nhiên, có một điều mình khá nuối tiếc khi đã để trượt nguyện vọng 1 là Báo in vì năm ấy dính dịch COVID - 19 nên trường không tổ chức thi năng khiếu báo chí mà chỉ xét điểm các tổ hợp.

Tuy các môn mình đều cao nhưng vẫn thiếu chưa đến 0,5 điểm nữa là đỗ vào ngành Báo in của trường. Khi ấy mình cảm thấy buồn, hụt hẫng trong một khoảng thời gian rất dài, ngày nào cũng thẫn thờ chả muốn làm gì. Nhưng cũng may là mình đã đỗ vào ngành Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa của trường. Khi ấy mình rất phân vân là nên nghỉ ôn thi lại một năm hay tiếp tục học ngành này vào tìm kiếm cơ hội học báo sau. Sau vài ngày trằn trọc suy nghĩ, cuối cùng mình đã lựa chọn học ngành này.

Năm nhất đại học, vẫn tâm trạng buồn bã khi để trượt nguyện vọng 1 cùng với việc phải học online, không được đến trường do dịch COVID - 19, mình đã chểnh mảng, không chú tâm vào học. Mẹ mình đã nhận ra điều ấy và đã động viên an ủi mình rất nhiều. Mẹ bảo: “Không đi được đường thẳng thì mình đi đường vòng, tuy là sẽ xa hơn nhưng nếu mình cứ kiên trì, không bỏ cuộc thì cuối cùng vẫn sẽ đến đích”. Chính nhờ câu nói ấy của mẹ, mình đã vực dậy được tinh thần và tập trung nghiêm túc học trở lại.

Đầu năm hai đại học, khi được quay trở lại trường học trực tiếp, mình đã bắt đầu lên thư viện để mượn giáo trình tự học. Mình đọc hết tất cả các giáo trình và sách bên ngành báo chí, chỗ nào khó hiểu quá thì mình sẽ ghi lại để hỏi thầy cô sau.

Thời điểm ấy, nơi mình đến nhiều nhất không phải là lớp học mà là thư viện của trường, giáo trình mình đọc nhiều nhất là bên ngành Báo chí chứ không phải bên ngành hiện tại đang học. Cứ sáng đi học, chiều mình sẽ lên thư viện để mượn sách ngồi tự học, cuối tuần thì sẽ mượn sách về nhà để học. Khi thư viện phải dừng hoạt động để để tu sửa thì mình đọc giáo trình trên thư viện số. Phần lớn thời gian 3 năm học vừa rồi là mình đều mượn giáo trình đều tự học, tự nghiên cứu, chỗ nào khó hiểu thì mình sẽ hỏi trực tiếp các thầy cô ở trường. Bên cạnh việc học lý thuyết, mình lên mạng đọc báo hàng ngày để hiểu về cách viết, văn phong của từng tờ báo, cách triển khai ý của một vấn đề. Bài nào có cách triển khai hay, mình sẽ lưu lại để sau này đi làm sẽ vận dụng.

Nam sinh quyết tâm tìm hiểu và bồi dưỡng kiến thức ngành Báo chí.

Nam sinh quyết tâm tìm hiểu và bồi dưỡng kiến thức ngành Báo chí.

Sau một thời gian dài nghiêm túc học tập trau dồi kiến thức, mình đã bắt đầu vận dụng để viết những bài báo đầu tiên. Mặc dù bố mình làm nhà báo nhưng bố muốn mình phải tự lập, tự thân vận động, không được dựa dẫm vào bố. Bố bảo “Ngày xưa bố cũng chả có ai giúp cả, tự đi lên thôi”.

Hồi ấy mình cũng hơi giận bố 1 chút là tại sao bố làm nhà báo mà không dạy cho con luôn thì có phải là con sẽ phát triển nhanh hơn không. Nhưng rồi sau này, khi đã trải qua quá trình rèn luyện rất dài, mình phải thầm cảm ơn bố vì đã không giúp. Bởi nếu bố mà giúp mình ngay từ đầu, mình sẽ không thể trở thành nhà báo được mà chỉ là trở thành người viết được báo thôi.

Bởi nghề báo này cần phải tự rèn luyện rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng nói, viết, quay chụp, phỏng vấn, liên lạc. Nếu được giúp ngay từ đầu thì mình sẽ thụ động, ỷ lại mà không chịu tự tìm tòi học tập trong khi các kỹ năng này cần phải tự rèn luyện rất nhiều mới thạo được và nghề báo luôn đòi hỏi các phóng viên phải đổi mới, liên tục trau dồi học hỏi để thích ứng với thời đại.

Sau một thời gian dài nghiêm túc học tập trau dồi kiến thức, Hoàng Hà đã bắt đầu vận dụng để viết những bài báo đầu tiên.

Sau một thời gian dài nghiêm túc học tập trau dồi kiến thức, Hoàng Hà đã bắt đầu vận dụng để viết những bài báo đầu tiên.

Khó khăn đầu tiên khi mới bắt đầu viết báo là đăng bài. Hồi ý mình cũng áp dụng các kiến thức đã học để viết. Sau đó, mình tìm kiếm địa chỉ Gmail của các tờ báo để gửi. Lúc gửi thì háo hức lắm vì bài đầu tiên mà nhưng rồi không có bên nào phản hồi cả. Lúc ý mình hụt hẫng, buồn bã, cảm thấy thất vọng về bản thân, nghi ngờ về con đường mình đang lựa chọn.

Nhưng sau đó, mình đã vững lại tinh thần, mình đã liên hệ với các anh chị khóa trên, các bậc tiền bối đi trước để học hỏi kinh nghiệm. Và các anh chị đã chỉ ra cho mình những thiếu sót trong bài, gợi ý cách triển khai vấn đề, cách đặt title, sapo cho hấp dẫn. Sau khi được hướng dẫn, mình đã áp dụng để viết và gửi lại bài qua mail cho các tờ báo, tạp chí và kết quả là đã được đăng trên tạp chí. Lúc đó mình vui lắm, cảm xúc như vỡ òa khi mọi công sức đã được đền đáp.

Mình mới gửi cho mẹ, mẹ động viên mình cần cố gắng hơn nữa. Mẹ bảo: “Đấy, nếu bố giúp con đăng bài thì sao còn biết cách kết nối với các anh chị khóa trên, làm sao con biết cách gửi bài cho tòa soạn. Cứ cố gắng rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết thôi, mẹ tin con làm được”.

Nhờ sự động viên của mẹ, sự nghiệp học báo của mình phát triển rất nhanh. Mình liên tục học hỏi và viết bài đăng báo. Hồi ấy mình viết say mê không ngừng nghỉ, viết thâu đêm suốt sáng. Bên cạnh việc viết báo, mình còn nhận viết các job content trên các trang tìm việc nhanh. Và cũng chính việc viết content đó mình đã có công việc bán thời gian đầu tiên đó là làm content marketing tại công ty nội thất. Cứ sáng đi học, chiều đi làm ở công ty, tối về viết báo liên tục như vậy trong vòng 6 tháng giúp mình học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm.

Hoàng Hà cùng những người bạn tại đại học.

Hoàng Hà cùng những người bạn tại đại học.

Đến khoảng hết nửa học kỳ năm hai đại học, mình đã xin nghỉ làm ở công ty để tập trung vào học báo hơn. Mình tham gia sự kiện chào tân của khoa trong Ban Báo chí. Ở đây mình cũng được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các anh chị đi trước đã giúp cho mình phát triển rất nhiều. Và bước ngoặt lớn nhất cuộc đời mình đã đến, mình có cơ hội được cộng tác ở báo Dân trí trong một lần tình cờ gửi đăng bài lên đấy. Lúc ấy, mình không tin vào sự thật vì đây là một tờ báo lớn, tờ báo ngày nào mình cũng đọc.

Khi được vào Dân trí, mình đã được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Từ kỹ năng đi tác nghiệp, phỏng vấn, chụp ảnh được đào tạo chuyên sâu giúp cho bản thân mình ngày càng hoàn thiện. Ở đây mình được đi tác nghiệp nhiều nơi, được gặp gỡ nói chuyện với nhiều người tài giỏi đã giúp mình trau dồi thêm được nhiều kinh nghiệm.

Mình được các anh chị khen là ham học hỏi, năng nổ, nhiệt tình nên cảm thấy rất hạnh phúc. Đến bây giờ, mình đã cảm thấy yêu thích ngành học ở khoa Tuyên truyền, vì mình đã kết hợp 2 mảng kiến thức với nhau để đi kiến tập tại Tạp chí Tuyên giáo – Ban Tuyên giáo Trung ương. Bởi làm báo là làm chính trị nên việc mình học chuyên ngành về chính trị sẽ giúp mình rất nhiều trong tương lai. Mình cũng đang tích cực học hỏi, trau dồi về mảng chính trị để có thể hỗ trợ cho sự nghiệp làm báo của mình cũng như để mở ra cơ hội sau được làm việc tại cơ quan nhà nước.

Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động của lớp, của khoa, của trường như: các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tọa đàm, sự kiện chào tân sinh viên, các dự án từ thiện. Vừa rồi mình có cùng các bạn ở lớp thực hiện dự án gây quỹ thiện nguyện mang tên “Xương cá”. Dự án nhằm mục đích gây quỹ ủng hộ cho trạm cứu hộ chó, mèo bị bỏ rơi.

Hoàng Hà cùng các bạn ở lớp thực hiện dự án gây quỹ thiện nguyện mang tên “Xương cá”. Dự án nhằm mục đích gây quỹ ủng hộ cho trạm cứu hộ chó, mèo bị bỏ rơi.

Hoàng Hà cùng các bạn ở lớp thực hiện dự án gây quỹ thiện nguyện mang tên “Xương cá”. Dự án nhằm mục đích gây quỹ ủng hộ cho trạm cứu hộ chó, mèo bị bỏ rơi.

Đến thời điểm hiện tại, bên cạnh việc làm báo, làm freelance content writer thì mình đang dành thời gian để kinh doanh. Mình nghĩ rằng bản thân mình đang còn trẻ nên muốn thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể học hỏi thêm được nhiều điều mới. Đôi lúc mình cũng cảm thấy rất áp lực, ngột ngạt vì luôn phải làm việc với 1 cường độ cao. Có những ngày mình làm việc 14-15 tiếng, cứ liên tục như thế trong 1 thời gian dài. Có những lần mình thất bại, vấp ngã đã muốn bỏ cuộc, từ bỏ hết những việc đang làm để cho nhẹ đầu. Nhưng nghĩ về tương lai, nghĩ đến lý do bắt đầu nên mình đã cố gắng bước tiếp cho đến tận bây giờ.

Qua cơ hội mình được xuất hiện lên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong mình có lời khuyên dành cho những bạn đang học trái ngành nói riêng và các bạn sinh viên nói chung rằng: “Con đường dẫn đến thành công không bao giờ dễ dàng. Nó sẽ đầy rẫy những chướng ngại vật và thử thách. Nhưng nếu bạn không bao giờ từ bỏ, bạn sẽ cuối cùng đạt được mục tiêu của mình”.

Bản thân mình cũng đang cố gắng từng ngày và đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trên con đường dẫn lối đến sự thành công để trở thành một người sống có ích cho xã hội.

Tú Chân (Ghi)

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/con-duong-dan-den-thanh-cong-khong-bao-gio-de-dang-post1639221.tpo