Chiếc mũ sắt của vị tướng Mỹ xấu số trong Thế chiến 2

Ông chính là sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ tử trận bởi hỏa lực đối phương tại mặt trận Châu Âu trong Thế chiến II.

Chiếc mũ sắt của Thiếu tướng Maurice Rose - Sư đoàn trưởng Sư đoàn Thiết giáp số 3 Mỹ, được Maurice Rose đội vào thời điểm ông tử trận ngày 30/3/1945, ở phía nam thành phố Paderborn của Đức. Chiếc mũ này hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Patton (General George Patton Museum of Leadership) ở Fort Knox, Kentucky.

Chiếc mũ sắt của Thiếu tướng Maurice Rose - Sư đoàn trưởng Sư đoàn Thiết giáp số 3 Mỹ, được Maurice Rose đội vào thời điểm ông tử trận ngày 30/3/1945, ở phía nam thành phố Paderborn của Đức. Chiếc mũ này hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Patton (General George Patton Museum of Leadership) ở Fort Knox, Kentucky.

Theo báo cáo điều tra của Lục quân Mỹ, trong buổi chiều tối định mệnh đó, Maurice Rose đang cùng ban tham mưu của ông đi vào thành phố Paderborn để gặp Trung đoàn Thiết giáp 33 của Trung tá John Welborn.

Theo báo cáo điều tra của Lục quân Mỹ, trong buổi chiều tối định mệnh đó, Maurice Rose đang cùng ban tham mưu của ông đi vào thành phố Paderborn để gặp Trung đoàn Thiết giáp 33 của Trung tá John Welborn.

Khi cách thành phố khoảng 7km thì họ bất ngờ bị một đơn vị xe tăng và bộ binh của Lữ đoàn .S.S. Westfalen phục kích và bao vây. Tài xế của Rose (Hạ sĩ Glen Shaunce) đã liều lĩnh lái con xe Jeep lách qua đoàn xe tăng Đức.

Khi cách thành phố khoảng 7km thì họ bất ngờ bị một đơn vị xe tăng và bộ binh của Lữ đoàn .S.S. Westfalen phục kích và bao vây. Tài xế của Rose (Hạ sĩ Glen Shaunce) đã liều lĩnh lái con xe Jeep lách qua đoàn xe tăng Đức.

Khi tưởng như đang cầm chắc đường thoát trong tay thì một chiếc xe tăng Tiger II bất ngờ lao ra từ bụi cây và chặn đường họ. Trưởng xe của chiếc Tiger đó nhanh chóng mở nắp tháp pháo, chĩa khẩu súng máy MP-40 về chiếc xe Jeep và liên tục hét to để ép 3 người trên xe đầu hàng.

Khi tưởng như đang cầm chắc đường thoát trong tay thì một chiếc xe tăng Tiger II bất ngờ lao ra từ bụi cây và chặn đường họ. Trưởng xe của chiếc Tiger đó nhanh chóng mở nắp tháp pháo, chĩa khẩu súng máy MP-40 về chiếc xe Jeep và liên tục hét to để ép 3 người trên xe đầu hàng.

Shaunce và Thiếu tá Robert Bellinger (phụ tá của Rose) từ từ rút khẩu súng khỏi bao đựng ở bên sườn và đặt xuống đất. Bản thân Maurice Rose thì lại kẹp bao súng lục ở bên eo, nên không rõ lúc đó ông hạ tay xuống để rút súng ra bắn trả, hay để đầu hàng như hai người còn lại.

Shaunce và Thiếu tá Robert Bellinger (phụ tá của Rose) từ từ rút khẩu súng khỏi bao đựng ở bên sườn và đặt xuống đất. Bản thân Maurice Rose thì lại kẹp bao súng lục ở bên eo, nên không rõ lúc đó ông hạ tay xuống để rút súng ra bắn trả, hay để đầu hàng như hai người còn lại.

Chỉ biết rằng, trưởng xe Tiger II đó đã bắn bốn loạt đạn về phía Maurice Rose. Rose trúng tổng cộng 14 viên đạn, loạt đạn thứ nhất bắn trúng chiếc mũ sắt và bật nó ra khỏi đầu ông và loạt thứ ba đã cướp đi sinh mạng của Rose ở ngay phần trán. Nhóm xe tăng Đức sau đó nhanh chóng rút lui mà không hề hay biết rằng họ vừa bắn chỉ huy trưởng của Sư đoàn Thiết giáp số 3 Mỹ.

Chỉ biết rằng, trưởng xe Tiger II đó đã bắn bốn loạt đạn về phía Maurice Rose. Rose trúng tổng cộng 14 viên đạn, loạt đạn thứ nhất bắn trúng chiếc mũ sắt và bật nó ra khỏi đầu ông và loạt thứ ba đã cướp đi sinh mạng của Rose ở ngay phần trán. Nhóm xe tăng Đức sau đó nhanh chóng rút lui mà không hề hay biết rằng họ vừa bắn chỉ huy trưởng của Sư đoàn Thiết giáp số 3 Mỹ.

Thi thể của Maurice Rose được tìm thấy vào sáng hôm sau, với khẩu súng lục vẫn được kẹp trong bao, toàn bộ tài liệu mật trên chiếc xe jeep vẫn còn nguyên vẹn và chiếc mũ sắt được tìm thấy ở một con mương cách thi thể Rose khoảng 3 mét.

Thi thể của Maurice Rose được tìm thấy vào sáng hôm sau, với khẩu súng lục vẫn được kẹp trong bao, toàn bộ tài liệu mật trên chiếc xe jeep vẫn còn nguyên vẹn và chiếc mũ sắt được tìm thấy ở một con mương cách thi thể Rose khoảng 3 mét.

Shaunce và Bellinger may mắn sống sót và không bị bắt làm tù binh. Sang chiều ngày tiếp theo, tức ngày 1/4, thành phố Paderborn được giải phóng. Maurice Rose được chôn cất ở Margraten, Hà Lan.

Shaunce và Bellinger may mắn sống sót và không bị bắt làm tù binh. Sang chiều ngày tiếp theo, tức ngày 1/4, thành phố Paderborn được giải phóng. Maurice Rose được chôn cất ở Margraten, Hà Lan.

Maurice Rose được giới sử gia coi là tướng thiết giáp xuất sắc nhất của Lục quân Mỹ trong Thế chiến II và là một trong những vị tướng Mỹ bị lãng quên nhất vì ông bị tiếng tăm của tướng George Patton làm lu mờ rõ rệt. Ông cũng là sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ tử trận bởi hỏa lực đối phương tại mặt trận Châu Âu trong Thế chiến II.

Maurice Rose được giới sử gia coi là tướng thiết giáp xuất sắc nhất của Lục quân Mỹ trong Thế chiến II và là một trong những vị tướng Mỹ bị lãng quên nhất vì ông bị tiếng tăm của tướng George Patton làm lu mờ rõ rệt. Ông cũng là sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ tử trận bởi hỏa lực đối phương tại mặt trận Châu Âu trong Thế chiến II.

Bên phải chiếc mũ sắt được dán biểu tượng "Spearhead" (hình mũi giáo, ám chỉ mũi nhọn xung kích) - biệt danh của Sư đoàn Thiết giáp số 3 và bên trái mũ được dán phù hiệu của sư đoàn.

Bên phải chiếc mũ sắt được dán biểu tượng "Spearhead" (hình mũi giáo, ám chỉ mũi nhọn xung kích) - biệt danh của Sư đoàn Thiết giáp số 3 và bên trái mũ được dán phù hiệu của sư đoàn.

Phía trước mũ đính hai ngôi sao, tượng trưng cho quân hàm Thiếu tướng của Lục quân và TQLC Mỹ. Phía sau mũ được sơn một vạch trắng dọc, ám chỉ ông là một sĩ quan. Vạch này được gọi là "Leadership Stripe" hoặc "Follow Me Stripe" - có nghĩa là "Người chỉ huy" hay "người dẫn đầu".

Phía trước mũ đính hai ngôi sao, tượng trưng cho quân hàm Thiếu tướng của Lục quân và TQLC Mỹ. Phía sau mũ được sơn một vạch trắng dọc, ám chỉ ông là một sĩ quan. Vạch này được gọi là "Leadership Stripe" hoặc "Follow Me Stripe" - có nghĩa là "Người chỉ huy" hay "người dẫn đầu".

Toàn bộ sĩ quan Mỹ tham chiến ở mặt trận Tây Âu đều áp dụng cách sơn vạch trắng trên (tính từ thời điểm đổ bộ vào Normandy, nhưng đã có vài đơn vị ở Sicilly, Ý đã áp dụng ký hiệu này).

Toàn bộ sĩ quan Mỹ tham chiến ở mặt trận Tây Âu đều áp dụng cách sơn vạch trắng trên (tính từ thời điểm đổ bộ vào Normandy, nhưng đã có vài đơn vị ở Sicilly, Ý đã áp dụng ký hiệu này).

Thường phải sơn vạch này ở sau mũ để giúp binh lính theo sau nhận biết được ai là sĩ quan để bám theo và giúp các sĩ quan không phải diễn các động tác mà sĩ quan hay làm để tránh bị bắn tỉa Đức phát hiện.

Thường phải sơn vạch này ở sau mũ để giúp binh lính theo sau nhận biết được ai là sĩ quan để bám theo và giúp các sĩ quan không phải diễn các động tác mà sĩ quan hay làm để tránh bị bắn tỉa Đức phát hiện.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chiec-mu-sat-cua-vi-tuong-my-xau-so-trong-the-chien-2-1787989.html