Chân dung vị vua sở hữu nửa số vàng thế giới, giàu nhất lịch sử

Mansa Musa được xem là vị vua giàu có nhất lịch sử với khối tài sản trị giá khoảng 400 tỷ USD. Ông hoàng của đế quốc Mali ở châu Phi nắm giữ khoảng 1/2 lượng vàng của thế giới...

Hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi là Mansa Musa (1280-1337). Nhà vua giàu có nhất lịch sử này lên ngôi báu vào năm 1312 sau khi vị vua tiền nhiệm Abu-Bakr II mất tích trong một chuyến ra khơi.

Hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi là Mansa Musa (1280-1337). Nhà vua giàu có nhất lịch sử này lên ngôi báu vào năm 1312 sau khi vị vua tiền nhiệm Abu-Bakr II mất tích trong một chuyến ra khơi.

Kể từ khi lên ngôi, vua Mansa Musa tập trung phát triển kinh tế, tích cóp được khối tài sản kếch xù. Ban đầu, ông gia tăng tài sản nhờ các hoạt động khai thác vàng và mỏ muối ở Tây Phi.

Kể từ khi lên ngôi, vua Mansa Musa tập trung phát triển kinh tế, tích cóp được khối tài sản kếch xù. Ban đầu, ông gia tăng tài sản nhờ các hoạt động khai thác vàng và mỏ muối ở Tây Phi.

Ở thời kỳ hoàng kim, đế quốc Mali dưới sự trị vì của hoàng đế Mansa Musa trải rộng hơn 3.200 km, bao gồm các khu vực ngày nay là Chad, Bờ biển Ngà, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria và Senegal.

Ở thời kỳ hoàng kim, đế quốc Mali dưới sự trị vì của hoàng đế Mansa Musa trải rộng hơn 3.200 km, bao gồm các khu vực ngày nay là Chad, Bờ biển Ngà, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria và Senegal.

Với lãnh thổ rộng lớn và nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, ông hoàng Mansa Musa thu về những khoản tiền khủng. Không những vậy, trên cương vị hoàng đế, Mansa Musa được nhiều nơi trên khắp đế chế dâng tặng cống phẩm hàng năm.

Với lãnh thổ rộng lớn và nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, ông hoàng Mansa Musa thu về những khoản tiền khủng. Không những vậy, trên cương vị hoàng đế, Mansa Musa được nhiều nơi trên khắp đế chế dâng tặng cống phẩm hàng năm.

Tiếp đến, vua Mansa Musa có trực giác nhạy bén nên đã kiểm soát các tuyến đường thông thương quan trọng giữa Địa Trung Hải và Tây Phi. Đặc biệt, ông biến thành phố Timbuktu thành trung tâm văn hóa Hồi giáo.

Tiếp đến, vua Mansa Musa có trực giác nhạy bén nên đã kiểm soát các tuyến đường thông thương quan trọng giữa Địa Trung Hải và Tây Phi. Đặc biệt, ông biến thành phố Timbuktu thành trung tâm văn hóa Hồi giáo.

Dưới sự cai trị của hoàng đế Mansa Musa, đế quốc Mali phát triển thịnh vượng gấp 3 lần so với vị vua tiền nhiệm. Nhờ đó, khối tài sản của ông hoàng này tăng lên theo cấp số nhân.

Dưới sự cai trị của hoàng đế Mansa Musa, đế quốc Mali phát triển thịnh vượng gấp 3 lần so với vị vua tiền nhiệm. Nhờ đó, khối tài sản của ông hoàng này tăng lên theo cấp số nhân.

Một số nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra tổng tài sản ước tính của vua Mansa Musa là hơn 400 tỷ USD. Trong số này, ông nắm giữ khoảng 1/2 lượng vàng của thế giới.

Một số nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra tổng tài sản ước tính của vua Mansa Musa là hơn 400 tỷ USD. Trong số này, ông nắm giữ khoảng 1/2 lượng vàng của thế giới.

Với khối tài sản kếch xù, vua Mansa Musa có lối sống cực kỳ xa hoa. Điều này thể hiện rõ nhất qua cuộc hành hương đến thánh địa Mecca theo truyền thống đạo Hồi vào năm 1324. Khi ấy, ông dẫn theo đoàn tùy tùng gồm khoảng 60.000 người. Tất cả đều mặc trang phục đắt tiền, ăn uống xa hoa.

Với khối tài sản kếch xù, vua Mansa Musa có lối sống cực kỳ xa hoa. Điều này thể hiện rõ nhất qua cuộc hành hương đến thánh địa Mecca theo truyền thống đạo Hồi vào năm 1324. Khi ấy, ông dẫn theo đoàn tùy tùng gồm khoảng 60.000 người. Tất cả đều mặc trang phục đắt tiền, ăn uống xa hoa.

Dọc đường đi, Mansa Musa dùng một lượng lớn tiền vàng để mua hàng hóa, thực phẩm... cho đoàn hành hương. Khi đến Cairo, Ai Cập, ông hoàng này còn ban phát vàng vụn cho người dân. Do dùng nhiều vàng ở Ai Cập khiến giá trị vàng sụt giảm nên vua Mansa Musa đã khiến kinh tế nước này mất khoảng 12 năm để phục hồi.

Dọc đường đi, Mansa Musa dùng một lượng lớn tiền vàng để mua hàng hóa, thực phẩm... cho đoàn hành hương. Khi đến Cairo, Ai Cập, ông hoàng này còn ban phát vàng vụn cho người dân. Do dùng nhiều vàng ở Ai Cập khiến giá trị vàng sụt giảm nên vua Mansa Musa đã khiến kinh tế nước này mất khoảng 12 năm để phục hồi.

Ngoài ra, vua Mansa Musa còn dùng một phần tài sản khủng để xây dựng nhiều công trình kỳ vĩ như nhà thờ Hồi giáo Djinguereber ở Timbuktu, các trường học, thư viện... ở nhiều nơi trên khắp đế chế Mali.

Ngoài ra, vua Mansa Musa còn dùng một phần tài sản khủng để xây dựng nhiều công trình kỳ vĩ như nhà thờ Hồi giáo Djinguereber ở Timbuktu, các trường học, thư viện... ở nhiều nơi trên khắp đế chế Mali.

Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

Tâm Anh (theo Grunge)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chan-dung-vi-vua-so-huu-nua-so-vang-the-gioi-giau-nhat-lich-su-1989603.html