Cận cảnh thuyền đua 18 tỷ đồng của Việt Nam trước ngày thi đấu F1

Thuyền có khối lượng gần 400kg, riêng động cơ đã khoảng 120kg. Riêng về tốc độ, thuyền có thể tăng đột ngột từ 0 lên 100km/h trong chưa đầy 2 giây và đạt tốc độ tối đa trên 250 km/h.

 Chiều ngày 25/3, 3 chiếc thuyền máy của đội F1H2O Bình Định-Việt Nam đã được đưa ra khỏi container tới sân bãi để lắp ráp động cơ, sẵn sàng cho giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế UIM F1H2O năm 2024. (Ảnh: BTC)

Chiều ngày 25/3, 3 chiếc thuyền máy của đội F1H2O Bình Định-Việt Nam đã được đưa ra khỏi container tới sân bãi để lắp ráp động cơ, sẵn sàng cho giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế UIM F1H2O năm 2024. (Ảnh: BTC)

 Với lợi thế chủ nhà, đội đua F1H2O Bình Định-Việt Nam đã sớm bắt tay dựng lều trại, sắp đặt khu vực kỹ thuật sửa máy. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Với lợi thế chủ nhà, đội đua F1H2O Bình Định-Việt Nam đã sớm bắt tay dựng lều trại, sắp đặt khu vực kỹ thuật sửa máy. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 2 thuyền máy Việt Nam sẽ tranh giải trên Đầm Thị Nại từ ngày 29-31/3, đối đầu với 8 đội quốc tế (3 đội từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE, 1 đội từ mỗi quốc gia Na Uy, Pháp, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Trung Quốc). (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

2 thuyền máy Việt Nam sẽ tranh giải trên Đầm Thị Nại từ ngày 29-31/3, đối đầu với 8 đội quốc tế (3 đội từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE, 1 đội từ mỗi quốc gia Na Uy, Pháp, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Trung Quốc). (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Thuyền máy được sử dụng trong giải đua là thuyền 2 thân tốc độ cao với độ linh hoạt cực tốt. Theo ước tính mỗi chiếc thuyền đua F1 có giá lên tới 750.000 USD (tương đương 18 tỷ đồng), chưa kể chi phí để lắp ráp thêm linh kiện, phụ tùng cho máy. (Ảnh: BTC)

Thuyền máy được sử dụng trong giải đua là thuyền 2 thân tốc độ cao với độ linh hoạt cực tốt. Theo ước tính mỗi chiếc thuyền đua F1 có giá lên tới 750.000 USD (tương đương 18 tỷ đồng), chưa kể chi phí để lắp ráp thêm linh kiện, phụ tùng cho máy. (Ảnh: BTC)

 Chiều dài thuyền 6m, chiều rộng 2m, trọng lượng thuyền lên tới 390kg, riêng động cơ đã chiếm gần 120kg. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Chiều dài thuyền 6m, chiều rộng 2m, trọng lượng thuyền lên tới 390kg, riêng động cơ đã chiếm gần 120kg. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Động cơ mà thuyền máy thuộc giải đua sử dụng là loại V6 2 thì, đốt 120 lít nhiên liệu mỗi giờ để trả về công suất hơn 400 mã lực ở 10.500 vòng tua máy/phút. Thuyền có thể tăng tốc từ 0 lên 100km/h trong chưa đầy 2 giây và có tốc độ tối đa trên 250 km/h. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Động cơ mà thuyền máy thuộc giải đua sử dụng là loại V6 2 thì, đốt 120 lít nhiên liệu mỗi giờ để trả về công suất hơn 400 mã lực ở 10.500 vòng tua máy/phút. Thuyền có thể tăng tốc từ 0 lên 100km/h trong chưa đầy 2 giây và có tốc độ tối đa trên 250 km/h. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Sẽ có 2 chiếc được thi đấu chính thức, mang số hiệu “1 Bình Định-Việt Nam Team” và “2 Bình Định-Việt Nam Team.” (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Sẽ có 2 chiếc được thi đấu chính thức, mang số hiệu “1 Bình Định-Việt Nam Team” và “2 Bình Định-Việt Nam Team.” (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Thuyền số 1 do tay đua người Thụy Điển - Jonas Andersson (đội trưởng) và tay đua trẻ người Estonia Stefan Arand (sinh 2002) điều khiển. Trong hình là Jonas Andersson - người từng hai lần vô địch thế giới và trước đó vào ngày 1/3, đã về nhất trong cuộc đua phân hạng diễn ra tại Indonesia. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Thuyền số 1 do tay đua người Thụy Điển - Jonas Andersson (đội trưởng) và tay đua trẻ người Estonia Stefan Arand (sinh 2002) điều khiển. Trong hình là Jonas Andersson - người từng hai lần vô địch thế giới và trước đó vào ngày 1/3, đã về nhất trong cuộc đua phân hạng diễn ra tại Indonesia. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Cũng tại cuộc đua phân hạng, Stefan Arand đã chứng tỏ độ đáng gờm khi thua đồng đội Jonas khoảng 0,3 giây. Thành tích về Nhì của anh mang về cảm giác phấn khích cho toàn đội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Cũng tại cuộc đua phân hạng, Stefan Arand đã chứng tỏ độ đáng gờm khi thua đồng đội Jonas khoảng 0,3 giây. Thành tích về Nhì của anh mang về cảm giác phấn khích cho toàn đội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Bên trong buồng lái của thuyền. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bên trong buồng lái của thuyền. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Theo đại diện Công ty Cổ phần Bình Định F1 - nhà tổ chức tại Việt Nam, chúng ta chưa có vận động viên được cấp chứng chỉ quốc tế cũng như kinh nghiệm sửa chữa thuyền máy công thức 1. Vì vậy đơn vị này phải đưa 2 nhân lực nước ngoài đủ tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Theo đại diện Công ty Cổ phần Bình Định F1 - nhà tổ chức tại Việt Nam, chúng ta chưa có vận động viên được cấp chứng chỉ quốc tế cũng như kinh nghiệm sửa chữa thuyền máy công thức 1. Vì vậy đơn vị này phải đưa 2 nhân lực nước ngoài đủ tiêu chuẩn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Từ năm thứ 2 trở đi, Việt Nam sẽ có viện đào tạo trong nước nhờ sự hỗ trợ từ Liên đoàn Đua thuyền máy thế giới để cùng với F1H2O Racing ở Italy, để các vận động viên Việt Nam được cấp chứng chỉ để tham gia đua môn này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Từ năm thứ 2 trở đi, Việt Nam sẽ có viện đào tạo trong nước nhờ sự hỗ trợ từ Liên đoàn Đua thuyền máy thế giới để cùng với F1H2O Racing ở Italy, để các vận động viên Việt Nam được cấp chứng chỉ để tham gia đua môn này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 "Từ năm sau, vận động viên đội đua có thể là người Việt Nam," vị đại diện cho biết. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

"Từ năm sau, vận động viên đội đua có thể là người Việt Nam," vị đại diện cho biết. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/can-canh-thuyen-dua-18-ty-dong-cua-viet-nam-truoc-ngay-thi-dau-f1-post936465.vnp